12 kỹ năng của người làm nghề kinh doanh


1. Tạo động lực cho chính mình:

Bạn là người quyết định ngày hôm nay là ngày tồi tệ hay tích cực. Bạn phải định cho mình một triết lý sống đúng đắn, kết quả quan trọng nhưng nỗ lực còn quan trọng hơn.

2. Hãy sẵn sàng để chiến thắng:

Hãy tìm kiếm mọi thông tin về khách hàng, luôn chuẩn bị tư thế sẵn sàng trước khi tham gia vào quá trình bán hàng, có như thế bạn sẽ luôn là người chủ động trong mọi cuộc chơi.

3. Xây dựng thương hiệu cá nhân:

Trong kinh doanh, điều quan trọng không phải là bạn biết ai, mà là ai biết bạn.

4. Giá trị quan trọng hơn gấp nhiều lần so với giá cả:

Giá trị là những gì sản phẩm thật sự đem lại nhiều hơn sự mong đợi cho khách hàng, còn giá cả là số tiền mà khách hàng phải trả trên một đơn vị sản phẩm.

5. Bán hàng là xây dựng mối quan hệ:

Bạn có thể xây dựng mối quan hệ tại: các câu lạc bộ doanh nghiệp, các hiệp hội, các lớp học, cộng đồng dân cư, sự kiện văn hóa, triển lãm thương mại, câu lạc bộ thể thao, hội phụ huynh, ...

Hãy kết bạn với khách hàng trước khi bán hàng cho họ.

Luôn nhớ rằng “khi mọi thứ đều như nhau, khách hàng sẽ muốn mua hàng của bạn mình” và “khi mọi thứ không ngang bằng nhau, khách hàng vẫn muốn mua hàng của bạn mình”.

6. Phải gặp cho được người có quyền quyết định:

Người mà bạn cần gặp, hơn ai hết, chính là người có quyền quyết định. Trong nhiều trường hợp chúng ta phải gặp những người trung gian trước khi gặp sếp có quyền quyết định.

Nhưng bạn không được chấp nhận câu nói ”Hãy trình bày với tôi, tôi sẽ nói lại với sếp và báo cho bạn kết quả”. 

Đó là câu từ chối khéo.

7. Hãy để khách hàng cùng tham gia vào việc bán hàng, khách hàng sẽ tự thuyết phục họ:

Hãy làm cho khách hàng tham gia bằng cách đặt cho họ nhiều câu hỏi hay để thu hút sự tham gia của khách hàng. Bạn cần đặt những câu hỏi giá trị để dẫn dắt khách đến việc mua hàng.

8. Nếu làm khách hàng cười, bạn sẽ có cơ hội bán hàng:

Một trận cười thoải mái sẽ làm cho bạn và khách hàng gần nhau hơn. Do đó nếu biết cách hài hước và hài hước đúng chỗ, bạn sẽ tạo ra một không khí tình bạn, thư giãn và cởi mở.

9. Sử dụng óc sáng tạo để tạo sự khác biệt và chiếm ưu thế:

Sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong thành công của việc bán hàng. Những yếu tố thúc đẩy tư duy sáng tạo: thái độ tích cực, thói quen quan sát, thói quen thu thập các ý tưởng, sự tự tin, môi trường sáng tạo.

10. Loại bỏ rủi ro cho khách hàng:

Rào cản lớn nhất đối với việc bán hàng là những rủi ro mà khách hàng cảm nhận. Nguồn gốc của sự rủi ro là khách hàng thiếu tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ, công ty, người bán hàng, và chính bản thân họ.

11. Khi bạn tự nói về mình, đó là sự khoe khoang. Khi người khác nói về bạn, đó là bằng chứng xác thực:

Lời khen tặng, chứng nhận của khách hàng đã sử dụng sản phẩm sẽ có tác dụng rất lớn đối với khách hàng mới.

12. Hãy sử dụng giác quan thứ 6-7-8-9:

Trong khi thực hiện việc trình bày bán hàng, hãy quan sát và làm chủ: sự tự tin, suy nghĩ tích cực, tính quyết đoán, ... như thế sẽ giúp bạn giành được lợi thế trên bàn đàm phán.

#Share để save nếu bạn thấy hữu ích với nội dung trên.

Bài chia sẻ của Seb Trần
0 Nhận xét