Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Hiện Nay

8h sáng ngày 26-01-2021, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.587 đại biểu chính thức, đại diện cho 5,1 triệu đảng viên trên toàn quốc. Dự khai mạc có Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và gần 1.600 đại biểu. Sau đại hội Đảng lần thứ XIII sẽ có những thay đổi về sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam nên bài viết sẽ liên tục cập nhật tình hình.
Sau đây là sơ đồ và những khái niệm cơ bản về bộ máy nhà nước tại Việt Nam.

Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam hiện tại 2021 - 2026

Cập nhật chủ tịch nước: 

Sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch nước, tại kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng nay (2/3/2023) để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với 487/488 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ tịch nước là 1 trong 4 chức danh phải thực hiện nghi thức tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp sau khi được Quốc hội bầu giữ chức vụ, cùng với Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án TAND tối cao.
18 thành viên của Bộ Chính Trị và 5 thành viên Ban Bí Thư
Nguồn báo Tuổi Trẻ

Tổng bí thư Đảng Cộng Sản: ông Nguyễn Phú Trọng (không thay đổi với nhiệm kỳ trước).

Chủ tịch quốc hội: ông Vương Đình Huệ (thay bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệm kỳ trước).

Chủ tịch nước: ông Nguyễn Xuân Phúc (thay ông Nguyễn Phú Trọng nhiệm kỳ trước).

Thủ tướng chính phủ: ông Phạm Minh Chính (thay ông Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kỳ trước).

Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam 2016 - 2020


Tổng bí thư: ông Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch quốc hội: bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chủ tịch nước: Nguyễn Phú Trọng (thay cho đại tướng Trần Đại Quang vì từ trần).
Thủ tướng chính phủ: Nguyễn Xuân Phúc.

Cập nhật quan trọngChủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần ngày 21/09/2018 và đến ngày 23/10/2018 tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm chủ tịch nước lâm thời. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng hiện tại đảm nhiệm 2 vị trí là tổng bí thư đảng Cộng Sản kiêm chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam

Giữ nguyên vị trí tổng bí thư Đảng Cộng Sản: ông Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư không có trong sơ đồ tổ chức của bộ máy nhà nước nhưng trong thực tiễn thì tổng bí thư có vai trò rất quan trọng và có thể nói là quyết định.

5 phó thủ tướng Việt Nam năm nhiệm kỳ 2016 - 2020

Thủ tướng chính phủ và các bộ trưởng nước Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2020

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước nhiệm kỳ 2012 - 2016



Quốc hội, chính phủ, chủ tịch nước, thủ tướng, phó thủ tướng

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và quyền lực nhất của Nhà nước. Chức năng chính của Quốc hội là làm, sửa đổi Luật và Hiến pháp, quyết định các chính sách, mục tiêu của đất nước, quyết định về các tổ chức hành chính, bầu Chủ tịch nước, bổ nhiệm thành viên chính phủ... 

Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội hoạt động trong thời gian Quốc hội không họp.

Chủ tịch Quốc hội đứng đầu Uỷ ban thường vụ QH được các đại biểu QH bầu chọn (khóa này là ông Nguyễn Sinh Hùng).

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam, thực hiện quyền thi hành pháp luật.

Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật do Quốc hội ban hành, đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, thống nhất quản lý hành chính quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...

Chủ tịch nước (khóa này là ông Trương Tấn Sang) là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Việt Nam trong đối nội và đối ngoại. 

Chủ tịch nước có thể đề nghị Quốc hội bầu, miễn, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của Chính phủ... 

Chủ tịch nước còn là tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân với các quyền hạn liên quan tới an ninh và quân đội Việt Nam.

Thủ tướng (khóa này là ông Nguyễn Tấn Dũng) là người đứng đầu và lãnh đạo điều hành các hoạt động của Chính phủ. 

Thủ tướng có các quyền hạn như lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, đề nghị Quốc hội bổ nhiệm các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia...

Phó thủ tướng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng  làm nhiệm vụ theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công. Dưới đây là tên các Phó thủ tướng tại thời điểm hiện tại.

Cơ quan ở địa phương

Cơ quan hành chính tại cấp địa phương có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Hội đồng nhân dân cấp địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra với nhiệm vụ quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương đó.

Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương là do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân đó. Uỷ ban có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Hệ thống tư pháp



Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Với sự thay đổi của Luật Tổ chức toà án có hiệu lực từ 1/6/2015 vừa qua, hệ thống toà án tại Việt Nam hiện tại có 4 cấp.

Bộ và cơ quan ngang Bộ

Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương ngoài Chính phủ còn có 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ bao gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.


Dưới Bộ là các cơ quan chuyên môn cho các ngành nghề thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) là các Sở như Sở Tư pháp, Sở Tài chính v..v.. Sở có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động và thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về ngành nghề đó tại địa phương.

*Tham khảo nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Sở tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP

Dưới sở là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) là các Phòng như Phòng Giáo dục đào tạo, Phòng y tế...

*Tham khảo nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Sở tại Nghị định 18/2008/NĐ-CP

Dưới đây là tên của 18 Bộ trưởng tại nhiệm kỳ này:



Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ với nhiệm vụ: lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

2 Nhận xét