Thành phố biển Vũng Tàu bắt đầu cho lấp biển làm thủy cung ngay trung tâm gây bức xúc dư luận


THÔNG TIN TỪ TP BIỂN VŨNG TÀU

Hình ảnh từ fanpage Yêu Vũng Tàu

Hình ảnh từ fanpage Yêu Vũng Tàu

Hình ảnh từ fanpage Yêu Vũng Tàu

Hình ảnh từ fanpage Yêu Vũng Tàu

Ý của tui là như thế này: Đất Vũng Tàu & đặc biệt là ven biển thì gọi là "tấc đất là mét vàng", chứ không chỉ là tấc vàng. Còn biển thì rộng bao la nên với ý chí & quyết tâm của Đảng ta, chính quyền ta, cộng với tiền của doanh nghiệp thân hữu của ta thì "sắt đá cũng thành cơm". À nhầm, biển cả cũng thành đất liền, đấy là nhờ công sức san lấp vậy, thế là tạo được ra ngay cả núi vàng chỉ với ý chí ấy, với quyết tâm ấy, với hành động mạnh mẽ ấy.

Ngẫm ở cái xứ sở thiên đường của cái CS (cuộc sống) này thì vì tiền chúng có thể bất chấp mọi quy luật của vũ trụ chứ sợ đách gì lòng dân. Có tiền là có tất cả, đó phải chăng là tư tưởng vĩ đại của chủ nghĩa Mác Lê!?

Gia đình tôi có căn hộ nhỏ ở Vũng Tàu cũng muốn về Vũng Tàu sống lắm, vì Vũng Tàu yên bình nhưng nay chắc là khó bình yên.

www.CaoTrungHieu.com | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
TP HCM ngày 06/10/2019

Ảnh lấp biển Vũng Tàu bãi Trước ngày 09/10/2019 - ảnh từ người dân Vũng Tàu

Ảnh lấp biển Vũng Tàu bãi Trước ngày 09/10/2019 - ảnh từ người dân Vũng Tàu

Ảnh lấp biển Vũng Tàu bãi Trước ngày 12/10/2019 - ảnh từ người dân Vũng Tàu

Ảnh lấp biển Vũng Tàu bãi Trước ngày 12/10/2019 - ảnh từ người dân Vũng Tàu




Thủy cung sẽ phá biển Vũng Tàu

Một công trình đầu tư 50 triệu USD để lấn biển, xây dựng thủy cung, đe dọa cảnh quan và làm thay đổi dòng chảy biển Vũng Tàu

Đó là dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu do Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 9-2019 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9-2023.

Đầy đủ pháp lý (!?)

Chiều 10-10, tại cuộc họp thông tin sơ kết 9 tháng do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức, các vấn đề về dự án lấp lấn biển kể trên đã được đặt ra. Các sở - ngành liên quan của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định tất cả thủ tục của dự án đều hợp lệ. Chủ đầu tư cũng cho rằng về cơ bản, dự án tốt và sẵn sàng lắng nghe ý kiến trái chiều.

Công trình Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu xây dựng ở số 1A, đường Trần Phú, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại đây, nhiều xe cuốc, xe ben đổ đá gây bụi mịt mù. Một khu đất lấn biển rộng hàng ngàn mét vuông đã hiện hình. Dự kiến, khu này sẽ bị lấp lấn ra biển với chiều dài hàng trăm mét, toàn bộ diện tích lấp lấn được cấp phép lên đến 70.000 m2.

Khu vực bờ biển bị lấp ở ngay trung tâm Bãi Trước, bên con đường Trần Phú có bờ kè rất đẹp, ngay trước Di tích Bạch Dinh, dưới chân cáp treo lên núi Lớn. Đây cũng là vòng cung tuyến đường kết nối cảnh quan khu vực đường Hạ Long, có bến tàu cánh ngầm, là một trong những điểm đến được coi là đẹp nhất tại Vũng Tàu.

Theo hồ sơ mà phóng viên Báo Người Lao Động có được, ngày 6-6-2018, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1471/QĐ-UBND "Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu, TP Vũng Tàu". Dự án là khu du lịch, văn hóa, vui chơi, nghỉ dưỡng công suất phục vụ khoảng 3.000 - 5.000 người/ngày. Tổng thể khu quy hoạch dự án được phân thành 2 khu chính gồm: Khu A là khối nhà ga số 1, nhà dịch vụ - khách sạn - nhà hàng, đường nội bộ - bãi xe và cây xanh, bến tàu, khu thể thao biển, tượng nghệ thuật và các công trình phụ trợ khác. Khu B gồm nhà thủy cung, khu thể thao biển - bãi tắm, khu hồ tắm nhân tạo, chòi cứu hộ, bãi xe, cây xanh và các công trình phụ trợ khác. Dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu có tổng mức đầu tư khoảng 50 triệu USD. Sở Xây dựng đã cấp giấy phép xây dựng hạ tầng dự án vào ngày 8-8-2019.

Ông Đậu Thế Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu (chủ đầu tư), cho biết dự án khu du lịch Hồ Mây, nhà ga và Thủy cung Hòn Ngưu xây dựng tại khu vực này đều đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 1998. Các dự án thành phần khu du lịch Hồ Mây trên núi Lớn, cáp treo đã được đưa vào khai thác, riêng dự án thủy cung đã điều chỉnh quy hoạch. Chủ đầu tư cho hay ngoài thủy cung được xây dựng "mang tầm quốc tế", sắp tới sẽ xây khách sạn 22 tầng tiêu chuẩn 5 sao nhìn ra biển.

"Các giai đoạn làm hồ sơ xin cấp phép đến điều chỉnh quy hoạch công ty đều tiến hành đầy đủ các thủ tục. Dự án đủ giấy tờ hợp pháp, được các cơ quan chức năng tỉnh, bộ - ngành phê duyệt…" - ông Thế Anh khẳng định.

Chúng tôi đã liên hệ với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để hỏi về các vấn đề thực hiện thủ tục pháp lý dự án tham chiếu với Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, quy định về hành lang an toàn hàng hải, quy định bảo vệ cảnh quan... Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Xây dựng đi vắng, ủy quyền cho các cấp trưởng, phó phòng không đủ chức năng trả lời. Ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, thì đề nghị soạn câu hỏi trước và chuyển đến bằng công văn. Chúng tôi cũng đã tìm cách liên lạc với ông Nguyễn Thành Long, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng ông không nghe máy.

Dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu được cấp phép lấn biển 70.000 m2

Rà soát toàn bộ dự án

Trong các văn bản do ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ký trong quá trình sở thẩm định hồ sơ rồi trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, ghi rằng chủ đầu tư khi làm thủ tục đã phối hợp với UBND TP Vũng Tàu lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức lấy ý kiến Hội Kiến trúc sư, Thường trực Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch tỉnh để bảo đảm dự án tạo được hình ảnh kiến trúc, cảnh quan tốt nhất cho khu vực cũng như TP Vũng Tàu.

Thế nhưng, dự án này lại khiến nhiều chuyên gia lo ngại. Ông Võ Anh Trưởng, Phòng Nghiệp vụ quản lý di tích lịch sử Bà Rịa - Vũng Tàu, đề nghị: "Rà lại công trình này, xem có phù hợp với không gian biển, ngay trước khu di tích quốc gia Bạch Dinh. Một công trình đồ sộ, hoa mỹ dựng lên, cần xem xét kỹ lưỡng. Có thể xây nhưng đừng để vượt tầng như vậy".

TS Vũ Ngọc Long, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Viện Sinh thái học Miền Nam, cho rằng không nên xây dựng lấp lấn biển. Bởi những bãi biển của Vũng Tàu là những bãi biển "chuyển động", năm nay bồi rồi năm sau có thể lở. Như biển Phan Thiết, cứ theo chu kỳ lở - bồi, đã từng làm sạt lở cả hàng dừa 40 năm tuổi ở bên bờ. Với những vùng biển này, nguyên tắc là không làm kè cứng vì sẽ gây xói lở "kè mềm" bên dưới, sâu vào "chân" của nó bên trong.

Nếu làm thủy cung sẽ ảnh hưởng dòng chảy, gây xói lở hàm ếch, sụt lún có thể cả đất liền, đến đường ven biển. Dưới biển cũng có dòng chảy ẩn và lạnh di chuyển, nếu chặn dòng sẽ làm thay đổi dòng chảy, dẫn đến thay đổi lượng phù sa bồi đắp, thay đổi tự nhiên. Sự co hẹp bên trên làm tăng sức chảy bên dưới. Đặc biệt phải coi lại, tham chiếu với Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015.

"Không thể mạnh ai nấy làm. Hãy lấy bài học từ Cần Giờ (TP HCM), Kiên Giang. Dù đặc thù mỗi nơi khác nhau nhưng cảnh quan cần giữ, không thể xây dựng tràn lan. Hãy dừng ngay việc làm biến đổi tự nhiên tràn lan như vậy!" - TS Long nhấn mạnh.

Tại cuộc họp giao ban nói trên, với sự có mặt của các đại diện sở - ngành, ông Vũ Hồng Thuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu, đã đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các sở - ban - ngành liên quan rà soát lại, nghiên cứu ý kiến của người dân và dư luận nói chung xung quanh dự án lấn biển. "Mấy ngày nay, chủ đầu tư tổ chức thi công san lấp lấn biển, vị trí san lấp xây dựng ngay khu vực trung tâm, nhiều người dân có ý kiến. Vì vậy, chúng tôi đề nghị các sở ngành rà soát lại toàn bộ dự án…" - ông Vũ Hồng Thuấn thông tin. 

* TS LÊ HUY BÁ, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ - Quản lý Môi trường, Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TP HCM:

Chuyện phi lý!

Lấn biển mà không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh là chuyện phi lý. Dự án cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu sẽ phải lấn biển với diện tích đáng kể. Từ đó sẽ tác động xấu đến môi trường xung quanh liên quan đến dòng chảy.

Ba tỉnh Kiên Giang, Khánh Hòa và Quảng Ninh từng cho phép doanh nghiệp lấn biển làm dự án và sau đó đối mặt những nghịch cảnh như sạt lở, gây ra hiện tượng nước biển bị đục. Đây là dự án tác động lớn đến môi trường, cảnh quan và tính bền vững ở TP Vũng Tàu, vì vậy cần thận trọng đánh giá lại trước khi triển khai tiếp tục. Hậu quả hôm nay chưa thấy nhưng tương lai gần sẽ bị tác động.

* Kiến trúc sư TRẦN VĨNH NAM, nhà tư vấn độc lập

Bê-tông hóa biển

Biển Vũng Tàu lâu nay một phần bị độc chiếm bởi những nhà hàng, khách sạn. Đoạn thực hiện dự án lấn biển có hướng nhìn thoáng, đẹp. Thay vì dùng làm nơi hóng mát, dừng chân cho khách du lịch thì nay cho phép xây dựng cáp treo. Từ đó khiến đoạn này trở nên bê-tông hóa, gây mất mỹ quan.

Chưa kể, quá trình lấn biển tác động đến sóng và dòng chảy, ít nhiều tạo ra hiện tượng sóng nước gây nguy hiểm cho du khách lẫn người dân khi đắm mình dưới dòng nước. Làm cáp treo mà lấn biển thì đe dọa tính tự nhiên của bờ biển. Ngoài ra còn ngăn việc tiếp cận của người dân đối với biển.

L.Phong ghi

Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG

Link gốc https://nld.com.vn/thoi-su/thuy-cung-se-pha-bien-vung-tau-20191010223356834.htm

Nên rà soát, xem xét kỹ dự án thủy cung ở Vũng Tàu

TTO - Trong khi ngành chức năng, chính quyền của tỉnh nói đã xem xét kỹ dự án thủy cung Hòn Ngưu ở Vũng Tàu, người dân vẫn băn khoăn, đề nghị lấy ý kiến rộng rãi.

Bảng panel công bố thông tin dự án thủy cung Hòn Ngưu ở Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Chiều 10-10, tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức, đại diện một số sở ngành chức năng đã thông tin về dự án "thủy cung Hòn Ngưu".

Chính quyền: "Đã làm kỹ"

Ông Mai Trung Hưng, phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thông tin cho báo chí biết về những điểm cơ bản của dự án "thủy cung Hòn Ngưu".

Theo đó, quy hoạch này đã có từ 1998, 1999. Mới đây, khi chủ đầu tư là Công ty cổ phần du lịch Cáp treo Vũng Tàu (VCCT) lập dự án, do tính chất quan trọng, Sở Xây dựng mời cả các hội nghề nghiệp, giới chuyên môn để xem xét, đánh giá.

Theo ông Hưng, các góc nhìn không bị ảnh hưởng và "không thể có chuyện xây công trình ở mặt tiền mà không quan tâm đến mỹ quan". Dự án này cũng đã được thường trực UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghe họp mấy lần để xem xét, soát xét rồi mới có quyết định.

Người dân đề nghị lấy ý kiến rộng rãi dự án thủy cung Hòn Ngưu - Ảnh: Đ.H.

Đại diện UBND TP Vũng Tàu và Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nói rằng ủng hộ dự án vì Vũng Tàu hiện chưa có "sản phẩm du lịch đặc sắc", chưa có sản phẩm du lịch mới mà thủy cung là sản phẩm du lịch đặc sắc.

Anh Nguyên Vũ, một người dân ở phường Thắng Tam, góp ý: "Nếu làm thủy cung cao một, hai tầng còn được, còn khách sạn cao hơn 20 tầng đặt ở đây thì tôi ngạc nhiên quá".

Còn ông Võ Công Hậu, nguyên giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đề nghị với một dự án ở vị trí nhạy cảm như thủy cung Hòn Ngưu, nên tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân rồi hãy quyết định.

Chủ đầu tư có năng lực không?

Một vấn đề khác được dư luận và người dân Vũng Tàu rất quan tâm là "chủ đầu tư có năng lực để làm dự án hay không?". Ông Mai Trung Hưng nói: "Nếu như chủ đầu tư làm được dự án chắc chắn là đẹp. Còn câu chuyện làm được hay không thì sau khi dư luận và báo chí lên tiếng chúng tôi sẽ cùng với sở kế hoạch đầu tư báo cáo với UBND tỉnh. Không thể san lấp rồi để nhếch nhác ở đó".

Ông Vũ Hồng Thuấn, phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu, thông tin mấy ngày qua khi chủ đầu tư tổ chức san lấp, lấn biển, chính quyền TP nhận được nhiều ý kiến, góp ý phản ánh của người dân. Lý do là vị trí rất nhạy cảm về cảnh quan vì nằm ngay khu vực Bãi Trước. "Bản thân tôi cũng nhận được nhiều tin nhắn phản ánh", ông Thuấn cho biết.

Ông Thuấn đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao các sở, ngành rà soát, nghiên cứu ý kiến đóng góp của người dân cũng như báo chí.

Doi đất phía xa xa là công trình san lấp làm thủy cung - Ảnh: Đ.H

"Ví dụ như chuyện ảnh hưởng môi trường, di tích, chúng ta nên quan tâm, rà soát những đóng góp này để làm sao đó có một sản phẩm hài hòa nhất, đảm bảo được môi trường, cảnh quan và lợi ích các bên và không ảnh hưởng về lâu dài", ông Thuấn nói.

Ông cũng đề nghị phải yêu cầu chủ đầu tư cam kết bố trí đủ vốn để thực hiện dự án đúng thời hạn như quy hoạch và giấy phép được cấp, tránh trường hợp san lấp xong rồi mà chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến cảnh quan TP Vũng Tàu.

Ông Nguyễn Văn Xinh, trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, yêu cầu các sở ngành sau khi nghe các ý kiến của báo chí, dư luận và nhân dân phải báo cáo cho UBND tỉnh.

Ông Xinh cũng đánh giá cao và ghi nhận những ý kiến phản ánh của người dân và báo chí về dự án vì "có quan tâm mới góp ý". "Khi triển khai phải tạo được sự đồng tình của người dân. Tỉnh luôn lắng nghe và cầu thị", ông Xinh khẳng định.

ĐÔNG HÀ
Link gốc https://tuoitre.vn/nen-ra-soat-xem-xet-ky-du-an-thuy-cung-o-vung-tau-20191010190231728.htm


Giật mình với dự án lấp biển làm thủy cung ngay 'mặt tiền' Vũng Tàu

TTO - Những ngày qua, người dân Vũng Tàu bức xúc vì một công trình đang lấp biển để làm thủy cung ở đường Trần Phú, Bãi Trước bởi dự án ở vị trí mặt tiền biển, che khuất tầm nhìn. Chủ đầu tư cam kết tạo ra “sản phẩm đẹp” nhưng người dân không chia sẻ

Đó là công trình "Thủy cung Hòn Ngư" do Công ty cổ phần du lịch cáp treo Vũng Tàu (VCCT) làm chủ đầu tư. Những ngày qua, xe ben liên tục ra vào khu vực dự án, chở đất đá đổ xuống biển, xe cuốc san gạt, tạo mặt bằng.

Dự án thủy cung 50 triệu USD

Theo tìm hiểu, hạng mục "thủy cung" ở Bãi Trước đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu du lịch Bãi Trước từ tháng 12-1998. Năm 2007, UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư "Khu du lịch núi Lớn - núi Nhỏ" cho VCCT, trong giấy phép có hạng mục "Thủy cung Hòn Ngư".

Đến tháng 6-2018, UBND tỉnh có quyết định điều chỉnh phê duyệt Thủy cung Hòn Ngư, thay thế quyết định từ năm 1998. Tháng 1-2019, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và tháng 8-2019, Sở Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu cấp phép xây dựng.

Ngày 9-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đậu Thế Anh - tổng giám đốc VCCT - cho biết khi bắt tay vào làm dự án thủy cung, quy hoạch và dự án cũ đã "lạc hậu" nên doanh nghiệp "xin" tỉnh điều chỉnh lại quy hoạch cũng như thiết kế. Và phải mất gần 4 năm mới được điều chỉnh quy hoạch.

"Chúng tôi cam kết, quyết tâm làm ra sản phẩm đạt chuẩn quốc gia, quốc tế để thu hút du khách đến với Vũng Tàu", ông Thế Anh nói.


Ông Thế Anh cũng cho biết thêm dự án có tổng mức đầu tư 50 triệu USD, hiện chủ đầu tư mới đang triển khai giai đoạn 1 là san lấp mặt bằng, xây kè biển. Chi phí cho giai đoạn này hết khoảng 15-20 triệu USD.

Về chọn nhà thầu cho dự án thủy cung, ông Thế Anh cho biết hiện đã làm việc với các đối tác Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, châu Âu. Trước khi hoàn tất giai đoạn 1 khoảng 6 tháng, chủ đầu tư sẽ bắt đầu chọn đối tác.

Theo VCCT, tổng diện tích dự án "Cụm dịch vụ ga cáp treo và thủy cung Hòn Ngư" là 6,7ha, trong đó phần thủy cung rộng 3ha. Theo thiết kế, ngoài thủy cung có 10 loại nước, ở đây còn có một khách sạn 5 sao cao 22 tầng.

Xe ben đổ đá lấp biển, tạo mặt bằng làm thủy cung sáng 9-10.
Góc nhìn từ nhà ga cáp treo sang vịnh Bãi Trước - Ảnh: ĐÔNG HÀ

"Công trình như nốt ruồi trên khuôn mặt đẹp"

Tuy công trình có quy hoạch và giấy phép đầy đủ nhưng nằm ở vị trí "nhạy cảm", bị nhiều người dân phản đối. Ông Thế Anh cũng thừa nhận có người băn khoăn về dự án, dù cũng có người ủng hộ. Chủ doanh nghiệp này khẳng định sẽ giải đáp thắc mắc cho bất kỳ ai đến đây hỏi.

Theo ghi nhận, những ngày qua, nhiều người dân TP Vũng Tàu bức xúc và có phần tò mò vì bỗng dưng xuất hiện một công trình lấn biển ngổn ngang.

Ông Nguyễn Quốc Sơn (ngụ phường 1, TP Vũng Tàu) bức xúc nói: "Dự án này giống như nốt ruồi trên khuôn mặt đẹp. Vị trí đó là gương mặt của TP thì dự án giống như cái tăm, vết sẹo cắm lên khuôn mặt. Không biết hiệu quả kinh tế thế nào nhưng tôi thấy phản cảm".

Anh Nguyên Vũ (ngụ phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu) thì nói: "Đặt dự án ở đây tôi thấy như tàn phá cảnh quan của Bãi Trước. Nếu công trình lấn biển, lấp biển ở những vị trí khuất thì không sao. Nhưng vị trí này là mặt tiền của Vũng Tàu".

Người dân đề nghị dù dự án đã được cấp phép nhưng nên tạm thời dừng khi có dư luận không đồng tình, để rà soát lại. Tỉnh cũng nên tổ chức hội thảo mời các nhà khoa học, nhà xã hội để có đánh giá nghiêm túc, thẩm định khách quan, và để người dân có ý kiến.

"Nên tạm dừng để xem xét kỹ vì hiện dự án chỉ mới triển khai, Nhà nước và doanh nghiệp đỡ thiệt hại. Điều quan trọng là đừng để đời con đời cháu phải vất vả vì dự án", ông Sơn kiến nghị.

ĐÔNG HÀ
Link gốc https://tuoitre.vn/giat-minh-voi-du-an-lap-bien-lam-thuy-cung-ngay-mat-tien-vung-tau-20191009161828234.htm



Ý KIẾN DOANH NHÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

PHẢN BIỆN XÃ HỘI
"Bảo vệ CÁI CŨ hay xây dựng CÁI MỚI
Tâm lý đám đông hùa bảo vệ cho cái cũ rất dễ và dễ đồng cảm vì không phải chịu trách nhiệm cho tương lai.
CÁI MỚI luôn luôn phải đấu tranh với đám đông hoài niệm vì kỷ niệm thay vì giá trị thật sự do hội đồng thẩm định và nhận ý kiến phản biện đóng góp hoàn thiện.
CÁI MỚI có giá trị thật sự hay không?
Cần lắm những ý kiến PHẢN BIỆN có tri thức đổi mới thay vì tâm lý đám đông CHÉM GIÓ!
Nếu CÁI MỚI không thắng thì làm sao có Nhà hát OPERA của Úc hay MARINA BAY của Singapore."
Theo doanh nhân Nguyễn Văn Hòa - chủ tịch BNI Đông Nam Bộ, nguyên phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh BRVT

Chia sẻ của doanh nhân Nguyễn Văn Hòa

"Cứ nói Vũng tàu không có điểm nhấn, khi doanh nghiệp tạo điểm thì lại bị báo chí nói xấu. Chẳng hiểu mấy ông nhà báo này câu like hay nói xấu doanh nghiệp." 

"Giờ có thể tự hào nói với bạn bè phương xa rằng, không chỉ Nha Trang mà Vũng Tàu cũng đã có thủy cung đẳng cấp thế giới rồi.
Rất tự hào rằng có 1 người anh, 1 người bạn làm T. giám đốc của HỒ MÂY PARK. Lại cùng trên 1 con tàu BNI CSJ đang vươn ra biển lớn.
I LOVE HO MAY."
Theo Nguyễn Văn Dũng - chủ tịch BNI CSJ Vũng Tàu
Chia sẻ từ doanh nhân Nguyễn Văn Dũng

Chia sẻ từ doanh nhân Nguyễn Văn Dũng - chủ tịch BNI CJS Vũng Tàu



"CHÚNG TA KHÔNG VÔ CẢM
Các nhà khoa học, chuyên gia cho rằng, biển là di sản của nhân loại, là nơi dự trữ cuối cùng của loài người nói chung và của dân tộc ta nói riêng về lương thực, thực phẩm. Biển bị san lấp tràn lan để phục vụ kinh tế cho một số cá nhân, đã tác động gây ô nhiễm dẫn đến lương thực, thực phẩm từ biển không được sạch chẳng hạn như “muối, tôm, cua, cá...” đó là những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày mà không thể thiếu.
Vậy chúng ta có vô cảm trước việc một số Doanh Nghiệp bất nhân với nhân loại đã bất chấp sự phản đối của người dân để tư lợi kinh tế riêng cho họ mà ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Giống nòi con cháu ta có khỏe mạnh hay không đã phụ thuộc vào họ.
Doanh nghiệp nào cũng như Cty Cổ Phần Cáp Treo Hồ Mây thì trong tương lai gần lấy biển đâu cho con cháu chúng ta chơi, chưa nói họ làm một toà nhà 22 tầng chình ình giữa biển mỗi ngày họ thải ra hàng đống phân, nước tiêu, dầu mỡ... ai sẽ chịu trách nhiệm cho môi trường biển, hàng ngày chúng ta ăn muối, ăn cá... nghĩ đến cảm giác đó muốn ói luôn.
Chúng ta hãy lên tiếng và phản đối những việc làm bất nhân của họ, một người có thể nói không ai nghe nhưng hàng nghìn đồng tâm hiệp lực lại chắc chắn chúng ta sẽ bảo vệ được môi trường biển sạch. Bằng lương tâm trách nhiệm chúng ta chia sẽ thông điệp về bảo vệ môi trường trong sạch cho chính chúng ta và phán đối việc làm sai trai của Cty Cáp Treo." - Theo doanh nhân Tịnh Tịnh

Chia sẻ từ facebook cá nhân của doanh nhân Tịnh Tịnh



Dự án lấn biển, người dân Bà Rịa - Vũng Tàu bức xúc

VOV.VN - Người dân phản ứng gay gắt về dự án cáp treo, thủy cung Hòn Ngưu đã phá nát cảnh quan khu vực bờ biển TP Vũng Tàu.

Trong tuần qua, dư luận tại Bà Rịa – Vũng Tàu liên tục có những phản ứng gay gắt về dự án Cụm Dịch vụ ga Cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu (phường 1, TP Vũng Tàu) vì cho rằng, dự án triển khai sẽ phá nát cảnh quan khu vực bờ biển TP Vũng Tàu, ngăn chặn người dân tiếp cận với biển, ảnh hưởng đến không gian, tầm nhìn di tích quốc gia Bạch Dinh đã được xếp hạng.

Dự án Cụm dịch vụ ga Cáp treo và thủy cung Hòn Ngưu lấn biển?

Quy hoạch chi tiết 1/500 vào tháng 6/2018, đến tháng 7/2019, Dự án Cụm Dịch vụ ga Cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu nằm sát bờ biển được Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu. Giấy phép xây dựng với 3 hạng mục được triển khai là: San lắp mặt bằng gần 16 ngàn m2; đê chắn sóng có tổng chiều dài gần 93 mét và hạng mục đê lấn biển dài hơn 372 mét cùng với bãi tắm nhân tạo dài 214,7 mét.

Những ngày qua, khi chủ đầu tư tiến hành thi công mặt bằng của dự án thì người dân phản ứng quyết liệt. Bởi, một dự án lớn lấn biển được triển khai nhưng người dân không hề hay biết.

Tuy dự án mới triển khai giai đoạn 1 nhưng đã vấp phải phản ứng của dư luận

Ông Nguyễn Thành Sơn, người dân phường 3, thành phố Vũng Tàu cho biết, trước đây tại công viên Bãi Trước khu vực công trình quạt gió cũng đã lấn biển rất nghiêm trọng làm xói lở bờ biển... hiện sóng biển đã đánh tràn lên đường, việc này hơn 10 năm trước đây chưa từng xảy ra. Giờ lại cho xây thêm công trình Cụm Dịch vụ ga Cáp Treo và Thủy cung Hòn Ngưu, trong vòng 2 tuần nay đã lấn mấy trăm mét bờ biển.

Ông Sơn bức xúc: “Hòn Rù Rì (Hòn Ngưu) nếu lấn như thế sẽ gây xói lở đến chỗ khác, vì vị trí đó đã xây kiên cố. Nó sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan. Đúng ra những dự án như thế này phải cho dân chúng biết vì liên quan đến cộng đồng”.

Còn ông Trần Văn Phúc, người dân thành phố Vũng Tàu thì cho rằng, công trình sẽ ngăn cản người dân tiếp cận với biển, phá luôn cảnh quan khu vực.

Một lượng lớn đất đá làm mặt bằng được đổ xuống biển trong 2 tuần qua.

“Trong danh thắng là Hòn Ngưu, trước đây lấn biển làm quán cà phê, nhà hàng chúng tôi đã không đồng ý. Thứ hai là bãi biến sáng người dân đi tập thể dục, nhưng bây giờ Cáp Treo đổ đất xuống biển, dân muốn xuống biển cũng không được. Người dân mất quyền được tiếp cận với biển, thế tự nhiên cũng mất luôn, phá vỡ thế tự nhiên luôn”, ông Phúc cho hay.

Bên cạnh đó, dự án Cụm Dịch vụ ga Cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu nằm gần khu vực Di tích Quốc gia Bạch Dinh đã được xếp hạng. Theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001, đối với các di tích quốc gia đã xếp hạng được phân chia các khu vực gồm: Khu vực 1 là phần di tích bất khả xâm phạm; khu vực 2 là phần giáp ranh với di tích. Nếu muốn tôn tạo, nâng cấp phải có sự đồng ý của cơ quan quản lý văn hóa.

Ông Trần Anh Thiện, Hội viên Hội Khoa học lịch sử tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, dự án này hoàn thành sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan, tầm nhìn từ hướng di tích ra biển.

Dư luận cho rằng, dự án sẽ ngăn chặn quyền được tiếp cận biển của người dân.

“Toàn bộ mặt tiền của di tích hướng ra biển bị ảnh hưởng nhiều, thế nhưng hiện nay làm thêm đoạn này ra thì về lâu dài khả năng sẽ có bê tông hóa, vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị TP Vũng Tàu. Cố gắng làm sao chúng ta giữ được mĩ quan không chỉ bây giờ mà cho con cháu về sau, chứ làm thế thì còn cháu không được hưởng thụ những cái đó”, ông Thiện cho hay.

Đồng quan điểm với ông Trần Anh Thiện, ông Phạm Chí Thân, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh BRVT cũng cho rằng, với một dự án lấn biển, ảnh hưởng đến di tích thì cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Nhưng thực tế khi làm dự án Cụm Dịch vụ ga Cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu này thì đã không tham vấn ý kiến chuyên gia.

“Đối với Bạch Dinh là di tích quốc gia, những công trình giáp ranh với Di tích phải có ít nhất một buổi tọa đàm để xem công trình phụ trợ, kiến trúc như thế nào? Những vấn đề này thì chắc chắn các chuyên gia người ta sẽ có ý kiến tư vấn, nhưng không thấy buổi tọa đàm nào? Tôi không hiểu tại sao?", ông Thiện nói.

Theo quy định tại khoản 1, điều 79, Luật Tài nguyên môi trường Biển và Hải đảo 2016 quy định, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình khi chưa thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Đến nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đang tiến hành rà soát để cắm mốc hành lang bảo vệ bờ biển, thế nhưng chính quyền đã “gật đầu” cho Công ty Cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu triển khai dự án lấn biển bất chấp các quy định của Luật Văn hóa – Di sản, Luật Tài nguyên, môi trường Biển và Hải đảo... Vậy phải chăng, ở đây có sự khuất tất (!?)./.

Lưu Sơn/VOV - TPHCM

Link gốc https://vov.vn/tin-24h/du-an-lan-bien-nguoi-dan-ba-ria-vung-tau-buc-xuc-964667.vov


Dự án lấn biển Vũng Tàu có nguy cơ hủy hoại môi trường

(TBKTSG Online) - Các chuyên gia cho rằng, việc lấn biển quy mô lớn để làm dự án thủy cung ở Bà Rịa - Vũng Tàu về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường có thể gây ra hiện tượng sụt lún ở vùng ven biển. Để tránh những hậu quả về sau tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nên dừng dự án.

Dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu, thành phố Vũng Tàu,
đang tiến hành việc san lấp lấn biển - Nguồn: vov.vn

Sau khi dự án cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được triển khai người dân và các chuyên gia lo ngại dự án này sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và tạo ra hiện tượng sụt lún ở những khu vực xung quanh.

Trao đổi với TBKTSG Online, Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam phân tích, việc lấn biển và tạo thành các khối bê tông chắn như vậy sẽ tạo thành các cơn sóng hình cầu xoáy kiểu hang ốc ngầm phía dưới mà con người không nhìn thấy được. Khi có các cơn sóng ngầm lâu ngày sẽ tạo ra những hàm ếch phía dưới và gây ra hiện tượng sụt lún ở vùng ven biển, thậm chí cả bên trong đất liền.

Điều này đã thấy rõ từ bài học lấn biển ở các dự án tại Phan Thiết, Cần Giờ, Trà Vinh, Cà Mau... Ví dụ, ở Trà Vinh khi xây nhà máy nhiệt điện Duyên Hải thì cách đó 500 mét cũng bị sụt lún; hay ở An Giang có những khu phố bị sạt lở xuống sông, không phải tự nhiên xảy ra mà do do khai thác cát, khai thác nước ngầm.

Hơn nữa, về mặt pháp luật, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Theo quy định của Luật, trong hành lang bảo vệ bờ biển nghiêm cấm các hoạt động, xây dựng mới, mở rộng công trình xây dựng, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khoản 1 Điều 79 của Luật quy định, kể từ thời điểm luật này được công bố (tức là ngày 8 tháng 7 năm 2015), giữ nguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100 mét tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo.

“Việc lấn biển như vậy là rất thô thiển không tôn trọng quy luật tự nhiên, bờ biển ở Vũng Tàu đã ổn định từ lâu. Bờ biển giống như đường viền của tấm áo, rất nhạy cảm. Tôi cho rằng Vũng Tàu nên dừng lại dự án này và trả lại nguyên trạng ban đầu” ông Long nói

Trả lời câu hỏi của TBKTSG Online về việc lựa chọn giữa phát triển kinh tế và đánh đổi môi trường ở dự án này, ông Long góp ý rằng "hiện Vũng Tàu đã có các bãi tắm và nhiều cảnh quan đẹp để phát triển thành một trung tâm du lịch nên không cần thiết phải đánh đổi môi trường để lấy một dự án có tác động lớn về sau".

Theo tiến sĩ Vũ Ngọc Long dẫn chứng, hiện nay dự án lấn biển ở Cần Giờ ở TPHCM dù được địa phương ủng hộ nhưng Bộ Tài nguyên Môi trường đã gửi văn bản cho Chính phủ khuyến cáo 14 điểm cần nghiên cứu trong đó có việc cần nghiên cứu việc thay đổi dòng chảy và sạt lở.

Khi dự án lấn biển ở Vũng Tàu được triển khai, Tiến sĩ Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ, Quản lý Môi trường cũng lo ngại với diện tích lấn biển khá lớn sẽ tác động xấu đến môi trường xung quanh liên quan đến dòng chảy. Quá trình lấn biển tác động đến sóng và dòng chảy, ít nhiều tạo ra hiện tượng sóng nước có thể gây nguy hiểm cho du khách khi tắm biển ở Vũng Tàu.

Theo ông Bá, bài học từ các dự án lấn biển ở Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ninh cho thấy, sau khi làm các dự án các tỉnh này phải đối mặt với những vấn đề như sạt lở, hiện tượng nước biển đục... Ông nhận định, đây là dự án tác động lớn đến môi trường, cảnh quan. Vì vậy cần đánh giá lại và thận trọng trước khi làm, bởi hậu quả có thể chưa thấy ngay nhưng trong tương lai gần sẽ bị tác động rất lớn.

Theo số liệu thống kê được ông Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo đưa ra trong bài đăng trên Tạp chí Môi trường cho thấy, vùng biển ven bờ Việt Nam có 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong đó 3 vùng biển Móng Cái - Đồ Sơn; Hải Vân - Đại Lãnh và Đại Lãnh - Vũng Tàu có đa dạng sinh học cao.

Các hoạt động khai thác, sử dụng không hợp lý vùng bờ từ Bắc vào Nam, dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái tại đây ngày càng gia tăng nghiêm trọng. Đặc biệt, nhiều công trình lấn biển xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường biển.

Dù các hoạt động lấn biển để mở rộng diện tích có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của địa phương nhưng để phát triển bền vững vùng ven bờ cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư xung quanh, cũng như các nhà quy hoạch, môi trường và tổ chức xã hội...

Khi làm các công trình lấn biển, cần xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế, tác động môi trường của từng dự án và cần dự báo biến động môi trường biển trong bối cảnh dài hạn có tính đến tác động của các kịch bản lấn biển.

Ngày 9-10 vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn gửi các cơ quan, ban ngànhc ó liên quan về việc tổ chức kiểm tra, báo cáo về việc lấn biển tại dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu, thành phố Vũng Tàu.

Dự án cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 (Quyết định số 1471 ngày 6-6-2018).

Đây là dự án là khu du lịch, văn hóa, vui chơi, nghỉ dưỡng công suất phục vụ khoảng 3.000-5.000 người/ngày.

Dự án được phân thành 2 khu chính. Trong đó khu A là khối nhà ga số 1, nhà dịch vụ - khách sạn - nhà hàng, đường nội bộ - bãi xe và cây xanh, bến tàu, khu thể thao biển, tượng nghệ thuật và các công trình phụ trợ khác. Khu B gồm nhà thủy cung, khu thể thao biển - bãi tắm, khu hồ tắm nhân tạo, chòi cứu hộ, bãi xe, cây xanh và các công trình phụ trợ khác. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 50 triệu đô la Mỹ.

Theo thông tin được chủ đâu tư là Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu công bố, dự án khu du lịch Hồ Mây, nhà ga và Thủy cung Hòn Ngưu xây dựng tại khu vực này đều đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 1998. Các dự án thành phần khu du lịch Hồ Mây trên núi Lớn, cáp treo đã được đưa vào khai thác, riêng dự án thủy cung đã điều chỉnh quy hoạch.

Chủ đầu tư khẳng định các giai đoạn làm hồ sơ xin cấp phép đến điều chỉnh quy hoạch công ty đều tiến hành đầy đủ các thủ tục. Dự án đủ giấy tờ hợp pháp, được các cơ quan chức năng tỉnh, bộ - ngành phê duyệt...

Lê Anh

Link gốc https://www.thesaigontimes.vn/td/295337/du-an-lan-bien-vung-tau-co-nguy-co-huy-hoai-moi-truong.html


Tạm dừng thi công dự án lấp biển làm thủy cung ở Vũng Tàu

TTO - Ngày 15-10, ông Nguyễn Thành Long, quyền chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã ký văn bản yêu cầu tạm dừng ngay thi công dự án “thủy cung Hòn Ngưu”. Dự án này lấn biển nhưng chỉ đánh giá tác động môi trường là "bụi" và "tiếng ồn".

San lấp, lấn biển làm thủy cung Hòn Ngưu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao cho Sở Xây dựng tỉnh này trước mắt yêu cầu chủ đầu tư tạm ngưng thi công ở phía biển, dừng ngay hạng mục đê kè chắn sóng và san lấp mặt bằng cho đến khi có ý kiến khác của UBND tỉnh.

Tỉnh cũng yêu cầu sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, làm việc với Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu, rà soát lại toàn bộ hồ sơ dự án, các tác động đến khu vực xung quanh, đặc biệt là môi trường du lịch.

Dự án trên đã được quy hoạch chi tiết từ năm 1998 và 1999. Ngày 8-8-2019, Sở Xây dựng tỉnh đã cấp phép các hạng mục: "san lấp mặt bằng" với diện tích san nền gần 16.000m2, "đê chắn sóng" dài hơn 92m và "đê lấn biển" dài hơn 370m, bãi tắm nhân tạo dài hơn 214m. Theo quyết định điều chỉnh phê duyệt của UBND tỉnh tháng 6-2018, dự án có hai hạng mục lớn là thủy cung cao 3 tầng và khu dịch vụ - nhà hàng - khách sạn cao 3-23 tầng.

Những ngày qua, khi chủ đầu tư tiến hành san lấp, lấn biển đã gặp phải những luồng ý kiến trái chiều, lo sợ phá vỡ cảnh quan của Bãi Trước, Vũng Tàu. Ngày 10-10, ông Vũ Hồng Thuấn - phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu - đề nghị UBND tỉnh giao các sở, ngành rà soát, nghiên cứu ý kiến đóng góp của người dân cũng như báo chí.

Lấn biển nhưng không đánh giá xói lở, dòng chảy

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án "Cụm dịch vụ ga cáp treo và thủy cung Hòn Ngưu" hoàn thành tháng 9-2018. Đến tháng 1-2019, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có quyết định phê duyệt ĐTM (báo cáo đánh giá tác động môi trường) dự án. Tại quyết định này, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu chủ đầu tư "bổ sung giám sát hiện tượng xói lở, bồi lắng khu vực dự án và lân cận với tần suất 1 lần/6 tháng".

ĐTM của dự án này do một công ty ở Vũng Tàu tư vấn, chỉ có một phần nhỏ đánh giá đến "tài nguyên sinh học" một cách chung chung, không có số liệu khoa học cụ thể, hầu như không có đánh giá gì về xói lở, biến đổi dòng chảy khi lấn biển.

Cụ thể, ĐTM này có nhận định rằng "đất đá rơi, xói lở làm tăng độ đục hoặc giảm diện tích mặt nước nên một số loài động thực vật sẽ bị giảm hoặc không còn". ĐTM này còn viết "do thảm thực vật giảm dần… sẽ kéo theo tình trạng khô hạn, chua phèn hóa các đầm lầy".

"Một phần chất thảo trơ sẽ không thể phân hủy gây cản trở việc lưu thông của dòng chảy, gây mất mỹ quan, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên khu vực".

Tuy nhiên, ĐTM lại kết luận "nhìn chung tác động ảnh hưởng lớn nhất chủ yếu là bụi và tiếng ồn từ quá trình thi công móng bêtông cốt thép và các hạng mục hạ tầng của dự án".

Do không có những đánh giá về xói lở, biến đổi dòng chảy nên ĐTM cũng chủ yếu dự báo những sự cố xảy ra như cháy nổ, tai nạn lao động, rò rỉ nguyên liệu, tràn dầu và sự cố do thiên tai như bão, dông, sóng thần.

Và trong biện pháp "phòng chống sạt lở", ĐTM này chỉ nêu ngắn gọn: "Thi công tuân thủ theo bản vẽ kỹ thuật, phương tiện thi công đào, san, gạt đạt chuẩn để không ảnh hướng đến địa chất vùng bờ biển".

ĐTM này "kiến nghị các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng xem xét tính tích cực trong hoạt động của dự án, tạo điều kiện thuận lợi để dự án sớm đi vào hoạt động".

Người dân ngồi trên bờ kè đường Trần Phú xem lấp biển,
làm hạ tầng thủy cung Hòn Ngưu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Cần phải làm lại, nghiên cứu lại

Sáng 15-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, tiến sĩ Vũ Ngọc Long - nguyên viện trưởng Viện sinh thái học - khẳng định: "Quan trọng nhất của một dự án lấn biển, điều kiện tiên quyết khi lấn biển là phải đánh giá thay đổi dòng chảy và giải pháp an toàn".

Theo TS Long, nếu ĐTM của một dự án lấn biển mà chưa có những đánh giá như trên thì hầu như chưa làm gì, vì chưa đánh giá thay đổi dòng chảy thì cũng chưa có giải pháp an toàn cho vùng lấn biển. Biển có dòng chảy ngầm và vùng biển bị lấn có thể gây xói lở bên trái hoặc bên phải.

Nói về khu vực biển Bãi Trước, Vũng Tàu, TS Long khẳng định đây là bãi biển "mềm" và nếu xây kè bêtông, chắc chắn gần như ngay lập tức chỗ khác sẽ bị xói lở. TS Long đã lấy ví dụ về dự án nhiệt điện lấn biển ở Long Phú, Trà Vinh đã làm sạt lở rừng dương cách nhà máy 1km và cho biết đó là hậu quả của lấn biển, bêtông hóa.

"Những vấn đề như triều cường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã tính toán đến chưa, đã đề phòng, có giải pháp chưa? Cần phải làm lại, nghiên cứu lại tác động của dòng chảy, của xói lở khi lấp biển làm thủy cung ở Bãi Trước, Vũng Tàu", TS Long đề nghị.

Dự án chậm tiến độ

Tháng 2-2018, Bộ Tài nguyên và môi trường (TNMT) có kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường của các dự án được giao, cho thuê đất thuộc khu vực ven biển tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, trong đó có cụm du lịch Núi Lớn-Núi Nhỏ và cáp treo TP Vũng Tàu.

Cụm này gồm 3 nhóm công trình: cáp treo Vũng Tàu, Khu du lịch dịch vụ Núi Lớn và Khu du lịch dịch vụ Núi Nhỏ. Dự án này do Công ty cổ phần du lịch cáp treo Vũng Tàu (VCCT) làm chủ đầu tư.

Đối với công trình cáp treo, thanh tra Bộ TNMT kết luận, đến thời điểm thanh tra, còn một số công trình chưa xây dựng, trong đó có "khu thủy cung". Và theo giấy chứng nhận đầu tư đây là dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật đất đai 2013.

Diện tích đất mặt nước rộng 67.416m2 của VCCT được cấp "sổ đỏ" từ 2003, với thời hạn thuê 50 năm. Chủ đầu tư đã đóng tiền thuê đất một lần với hơn 500 triệu đồng.

ĐÔNG HÀ
Link gốc https://tuoitre.vn/tam-dung-thi-cong-du-an-lap-bien-lam-thuy-cung-o-vung-tau-20191015123133699.htm


Lúc 10h00 ngày 16/10/2019; Biển vẫn được lấp mặc kệ văn bản chỉ đạo dừng của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cơ quan nào chịu trách nhiệm ta?
Cập nhật từ facebook Hong Mao Ma


Tỉnh yêu cầu dừng, thủy cung Vũng Tàu vẫn thi công ầm ầm
16/10/2019 19:26 GMT+7

TTO - Ngày 16-10, tại công trình “thủy cung” Hòn Ngưu, ở Bãi Trước, TP Vũng Tàu vẫn tấp nập xe ra vào, xe san gạt để lấp biển dù trước đó UBND tỉnh đã yêu cầu tạm ngưng.

Công trình lấp biển làm thủy cung và khách sạn thi công vào cuối ngày 16-10
 Ảnh: ĐÔNG HÀ.

Trước đó, ngày 15-10, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn "hỏa tốc" yêu cầu Sở Xây dựng trước mắt yêu cầu Công ty cổ phần du lịch cáp treo Vũng Tàu tạm ngưng thi công dự án "Cụm dịch vụ ga cáp treo và thủy cung Hòn Ngưu" ở phía biển, dừng ngay hạng mục đê kè chắn sóng và san lấp mặt bằng cho đến khi có ý kiến khác của UBND tỉnh. 

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với chủ đầu tư để rà soát lại toàn bộ hồ sơ dự án, các tác động đến khu vực xung quanh, đặc biệt là môi trường du lịch.

Theo ghi nhận, ngày 16-10, công trình lấp biển, tạo mặt bằng, làm hạ tầng cho dự án trên vẫn được triển khai rầm rộ. Đến hơn 17h cùng ngày vẫn còn có xe vào đổ đá và xe san gạt.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về việc UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo tạm dừng nhưng công trình vẫn thi công, một lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết "anh em đang tiến hành các thủ tục"

Cuối giờ chiều 16-10, một lãnh đạo khác của sở này cho biết ngày mai (17-10), sở sẽ làm việc với công ty để triển khai công văn của tỉnh và vị này đã điện thoại cho chủ đầu tư báo về sự việc tạm dừng thi công. 

ĐÔNG HÀ
Link gốc https://tuoitre.vn/tinh-yeu-cau-dung-thuy-cung-vung-tau-van-thi-cong-am-am-20191016185938403.htm


Dự án lấp biển xây thủy cung ở TP.Vũng Tàu: Nhiều “vấn đề” cần làm rõ

(CAO) Dù UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản yêu cầu tạm dừng triển khai thi công việc lấp biển xây thủy cung Hòn Ngưu để tiến hành rà soát lại, nhưng chủ đầu tư dường như vẫn tiếp tục cho xe đổ đất đá san lấp.

Tỉnh yêu cầu dừng, doanh nghiệp vẫn… thi công?

Chiều 16-10, ghi nhận của Báo Công an TP.HCM tại dự án “Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu” ở số 1A đường Trần Phú (P.1, TP. Vũng Tàu), những đoàn xe tải “hổ vồ” và máy ủi… vẫn liên tiếp đổ đất đá, như chưa từng có lệnh yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công.

Dù bị buộc tạm dừng thi công nhưng
trên công trường dự án vẫn tấp nập xe san lấp

Trước đó, vào ngày 14-10, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn yêu cầu tạm dừng thi công dự án thủy cung Hòn Ngưu, do Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu làm chủ đầu tư. Cụ thể, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư tạm ngưng thi công công trình ở phía biển, đồng thời dừng ngay hạng mục đê kè chắn sóng và san lấp mặt bằng. Tiếp theo, các bên sẽ chờ khi UBND tỉnh có ý kiến quyết định.

Ngoài ra, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu tiếp tục rà soát lại toàn bộ hồ sơ dự án, đánh giá lại các tác động của dự án này đến khu vực xung quanh, đặc biệt là môi trường du lịch.

Việc yêu cầu Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu tạm dừng thi công được nhiều người cho là cần thiết khi nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng như người dân ở Vũng Tàu lên tiếng phản đối dự án. Không chỉ lo ngại dự án có thể tác động xấu đến môi trường biển mà còn có nguy cơ làm phá vỡ cảnh quan của di tích lịch sử Bạch Dinh.

Trước những lo ngại của dư luận, ông Đậu Thế Anh - Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu cho rằng dự án này đã đáp ứng đủ các hồ sơ pháp lý như được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 theo QĐ số 1471/QĐ-UBND ký ngày 6-6-2018; phê duyệt đánh giá tác động môi trường theo QĐ số 62/QĐ-UBND ký ngày 11-1-2019 và được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng số 49/GPXD ký ngày 8-8-2019.

Phối cảnh dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu

Theo đại diện chủ đầu tư dự án “Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu, TP. Vũng Tàu” được hình thành trên cơ sở gộp một số hạng mục thành phần của 2 dự án “khu cáp treo Núi Lớn – Núi Nhỏ” được phê duyệt theo QĐ 7487/QĐ-UB ký ngày 28-12-1999 và dự án “khu du lịch Bãi Trước” được phê duyệt theo QĐ 366/QĐ-UB ngày 19-12-1998. Điểm nhấn của dự án khu du lịch, văn hóa vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng rộng 69.268m2 này là một khách sạn tiêu chuẩn 5 sao cao 23 tầng và khu Thủy Cung có thể phục vụ 3.000-5.000 người/ngày.

Ông Đậu Thế Anh cho biết các hạng mục công trình này đều đã có trong quy hoạch được phê duyệt từ năm 1998-1999. Chủ đầu tư chỉ điều chỉnh quy hoạch nhằm làm hợp lý hơn về mặt không gian và cập nhật thêm những công nghệ mới nhằm mang đến một sản phẩm du lịch đẳng cấp hơn.

Nhiều “vấn đề” cần làm rõ

Dù đại diện chủ đầu tư khẳng định dự án không ảnh hưởng đến môi trường biển cũng như ảnh hưởng đến di tích lịch sử Bạch Dinh, nhưng tài liệu mà Phóng viên Báo Công an TP.HCM thu thập được, những quan ngại mà dư luận đặt ra không phải không có cơ sở. Năm 2017, khi phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án này, một trong những lý do mà UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa ra để điều chỉnh dự án nhằm “đảm bảo phù hợp quy định tại Điều 79 Luật Bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển và Hải đảo”.

Cụ thể, Điều 79 Luật Bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển và Hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 25-6-2015 quy định rõ “Kể từ thời điểm Luật này được công bố (ngày 8-7-2015), giữ nguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100m tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho đến khi hành lang bảo vệ bờ biển được thiết lập theo quy định của Luật này…”.

Thế nhưng khi quy hoạch điều chỉnh mới được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt theo QĐ số 1471/QĐ-UBND ký ngày 6-6-2018, nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực của dự án này đến môi trường biển càng lớn hơn. Cụ thể, công trình “nhà dịch vụ cáp treo” cao 11 tầng theo quy hoạch được phê duyệt năm 1999 nay được điều chỉnh nâng lên thành hạng mục “nhà dịch vụ - nhà hàng - khách sạn” cao từ 3 đến 23 tầng.

Dư luận đang hết sức quan ngại về tác động của dự án đến môi trường biển

Ngoài ra, theo quy hoạch khu du lịch Bãi Trước được phê duyệt năm 1998, cơ quan chức năng yêu cầu chủ đầu tư phải xây dựng 2 khu xử lý nước thải với tổng công suất 1.200m3/ngày đêm để đảm bảo không cho nước bẩn chảy ra biển. Trong đó, trạm xử lý nước thải Hòn Ngưu có công suất 400m3/ngày và trạm xử lý nước thải khu công viên có công suất 800m3/ngày.

Chưa kể, tại khu vực dự kiến xây khách sạn 23 tầng hiện nay, theo quy hoạch năm 1999 còn có thêm một hầm xử lý nước thải bằng phương pháp “sục khí vi sinh, dùng bùn hoạt tính” để nước thải sau xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Tất cả nước thải sau xử lý buộc phải bơm vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.

Tuy nhiên, đến quy hoạch 1/500 mới phê duyệt điều chỉnh năm 2018, Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu chỉ còn 2 trạm xử lý nước thải với tổng công suất 320m3/ngày đêm. Trong đó, khu A có khách sạn cao 3-23 tầng được bố trí trạm xử lý nước thải 200m3 và khu B (khu xây thủy cung) bố trí trạm xử lý nước thải công suất 120m3. Quan ngại hơn, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho phép nước thải sau khi xử lý được tận dụng để tưới cây cỏ, rửa đường và một phần cho thoát… ra biển!

Ngoài ra, dù dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng theo tìm hiểu, báo cáo này không có các số liệu khoa học cụ thể để đánh giá về sự biến đổi dòng chảy và xói lở khi lấn biển. Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam cảnh báo việc lấn biển hàng chục ngàn mét vuông chắc chắn sẽ tác động nghiêm trọng đến dòng chảy, dẫn đến nguy cơ sạt lở bờ biển và môi trường xung quanh.

Vũng Tàu là một địa phương du lịch với thế mạnh về tài nguyên biển. Vì vậy, việc có thêm những dự án du lịch tầm cỡ để thu hút thêm du khách là cần thiết. Tuy nhiên, với những dự án đe dọa phá vỡ cảnh quan và môi trường biển thì dù đã được phê duyệt trước đó cũng nên xem xét lại thận trọng để bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu cho con cháu đời sau.

Nhật Nam - Thiên Long
Link gốc http://congan.com.vn/doi-song/du-an-lap-bien-xay-thuy-cung-phot-lo-chi-dao-cua-tinh_81571.html


Choáng với dự án độc chiếm 1 phần bãi biển Vũng Tàu nhìn từ trên cao

(NLĐO) - Nhiều người dân yêu cầu không chỉ tạm ngưng để rà soát mà cần phải dừng hẳn dự án thủy cung độc chiếm 1 phần bãi biển Vũng Tàu, đồng thời khắc phục hiện trạng.

Liên quan dự án lấp biển làm thủy cung Hòn Ngưu tại khu vực Bãi Trước, đường Trần Phú, phường 1, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, đến sáng 17-10, người dân vẫn đang chờ diễn biến từ Sở Xây dựng- đơn vị chủ trì- "tống đạt" văn bản khẩn của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến chủ đầu tư.

Lấp biển làm dự án vấp phản ứng dữ dội từ người dân

Trước đó, đến chiều muộn 16-10, sau hơn 2 ngày UBND tỉnh này có văn bản yêu cầu tạm ngưng thi công dự án, thì tại khu vực dự án thủy cung máy xúc, máy ủi vẫn cấp tập thi công. Chiều cùng ngày, Sở Xây dựng cho biết có thể do "lệnh khẩn" của tỉnh chưa đến được với công ty này.

"Không thể có chuyện văn bản yêu cầu của UBND tỉnh đóng dấu khẩn mà trong 2 ngày không đến được với chủ đầu tư ngay trong tỉnh" - một người dân thốt lên.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 15-10 UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng ngay thi công dự án. Văn bản do ông Nguyễn Thành Long, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ký giao Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư tạm ngưng thi công, dừng ngay hạng mục đê kè chắn sóng và san lấp mặt bằng. Các bên sẽ phải chờ khi UBND tỉnh có ý kiến quyết định. UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì tiếp tục rà soát lại toàn bộ hồ sơ dự án.

XUÂN HOÀNG thực hiện
Link gốc https://nld.com.vn/thoi-su/choang-voi-du-an-doc-chiem-1-phan-bai-bien-vung-tau-nhin-tu-tren-cao-20191017083447626.htm


Chủ đầu tư dự án lấn biển ở Bà Rịa Vũng Tàu còn san gạt núi trái phép

VOV.VN - Đoàn công tác của Sở Xây dựng BR-VT phát hiện Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu đang tự ý san, gạt núi trái phép để xây dựng khu biệt thự.

Chiều ngày 17/10, đoàn công tác của Sở Xây dựng cùng các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu để công bố quyết định tạm ngưng dự án lấn biển. Trong quá trình làm việc, đoàn đã phát hiện công ty đang tự ý san, gạt một diện tích lớn trên đỉnh núi để xây dựng khu biệt thự mà chưa được cấp phép.

Đoàn công tác đã phát hiện Công ty Cáp treo Vũng Tàu san gạt núi trái phép.

Theo đó, một diện tích mặt bằng lên đến vài ngàn m2 trên đỉnh núi Lớn, Thành phố Vũng Tàu đã được đơn vị chủ đầu tư san, gạt để phục vụ dự án xây dựng khu biệt thự nghỉ dưỡng. Ngoài ra, còn có một căn biệt thự mẫu đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng chưa được cơ quan chức năng cấp phép xây dựng.

Ông Mai Trung Hưng, Phó Giám Đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã yêu cầu chủ đầu tư ngừng ngay việc thi công các công trình tại dự án mà chưa có giấy phép. Ngoài ra, sẽ phối hợp với các ngành chức năng rà soát lại các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án này./.

Lưu Sơn/VOV-TPHCM
Link gốc: https://vov.vn/kinh-te/chu-dau-tu-du-an-lan-bien-o-ba-ria-vung-tau-con-san-gat-nui-trai-phep-968206.vov


Lộ công trình bạt núi "khủng" ở TP Vũng Tàu

(NLĐO)- Không chỉ lấp biển, chủ đầu tư dự án thủy cung đang bị dư luận phản ứng mạnh tại Vũng Tàu còn đang san lấp diện tích lớn trên núi Lớn ngay cạnh.

Ngày 17-10, một lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cho biết trong ngày lực lượng chức năng đang kiểm tra thực tế hiện trường và làm việc với đơn vị đang san lấp tại 2 khu đất trên núi Lớn bên đường Trần Phú, phường 1, TP Vũng Tàu.

Việc san lấp trên núi Lớn bước đầu xác định là trái phép

Theo thông tin ban đầu, các khu vực được đào, san thành mặt bằng được xác định do Công ty Cổ phần du lịch Cáp treo Vũng Tàu, khu du lịch Hồ Mây - đơn vị chủ đầu tư dự án thủy cung Hòn Ngưu ngay cạnh đang bị phản đối - thực hiện.

Khu đất bị san lấp trên núi rất rộng

Trong 2 khu đất này, một khu đã cơ bản hình thành mặt bằng với diện tích khoảng 1.000 m2, ngay đằng sau trạm thông tin của Đài Thông tin duyên hải Vũng Tàu, khu còn lại đang được san lấp lộn xộn.

Trên núi Lớn, ngoài các khu bị san lấp,
còn cả quần thể công trình du lịch xây dựng từ lâu nay

Bước đầu, lãnh đạo Sở Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định, thời gian gần đây ngoài dự án thủy cung Hòn Ngưu, sở này không cấp phép xây dựng cho một công trình nào trên đỉnh Núi Lớn đối với Công ty Cổ phần du lịch Cáp treo Vũng Tàu.

Đến cuối ngày, ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu xác nhận: "Chiều làm việc rồi. Phổ biến chỉ đạo của UBDN tỉnh về tạm ngưng để báo cáo Tỉnh ủy. Đồng thời yêu cầu ngừng ngay việc san gạt trên núi khi chưa có giấy phép xây dựng".

Xuân Hoàng
Link gốc: https://nld.com.vn/thoi-su/lo-cong-trinh-bat-nui-khung-o-tp-vung-tau-20191017174831004.htm


Công ty CP Du lịch cáp treo Vũng Tàu: Phá núi, lấp biển, phá núi - điệp khúc coi thường chính quyền

(Xây dựng) – Vi phạm có hệ thống, coi thường chính quyền địa phương khi liên tục vi phạm trong đầu tư xây dựng trên núi lớn TP Vũng Tàu, lấp biển khi Đánh giá tác động môi trường chưa đầy đủ và nay lại tiếp tục phá núi... là thực trạng đang diễn ra tại dự án Cáp treo Vũng Tàu.

Chống chế

Chiều 17/10, đoàn công tác do Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng đã có buổi làm việc với đại diện Cty CP Du lịch cáp treo Vũng Tàu - chủ đầu tư Thủy Cung Hòn Ngưu (VCCT) để thông báo về việc tạm ngưng dự án lấp biển do quyền Chủ tịch UBND tỉnh ban hành ngày 15/10. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, đoàn đã phát hiện chủ đầu tư đang tự ý san, gạt một diện tích lớn trên đỉnh núi Lớn để xây dựng khu biệt thự mà chưa được cấp phép.

Theo hiện trạng, một diện tích lớn lên tới vài ngàn mét vuông trên đỉnh núi đã được đơn vị chủ đầu tư san, gạt để phục vụ dự án xây dựng khu biệt thự nghỉ dưỡng. Ngoài ra, tại hiện trường còn có một căn biệt thự mẫu đang xây dựng gần xong.

Theo diễn giải của chủ đầu tư, việc thi công và dừng thi công không phải là dễ. Các dự án này đã được phê duyệt từ lâu, đến nay chỉ có công ty mới có thể đầu tư xây dựng.

“Người dân khu vực cũng ủng hộ và có lời khen về việc này. Việc quản lý và đầu tư cần có sự thông cảm, chia sẻ. Cty đầu tư theo quy hoạch đã được duyệt, các thủ tục như xin phép xây dựng là thủ tục con, nhưng gây mất thời gian cho chủ đầu tư… Muốn phát triển du lịch thì phải có nhà đầu tư và xây dựng. Đề nghị UBND tỉnh sớm xem xét việc cho tiếp tục thi công”, chủ đầu tư khẳng định và đề nghị.

Nói về vấn đề quy hoạch, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Qua rà soát, công ty đã được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500, theo đó, quy mô đầu tư đã có sự thay đổi so với giấy chứng nhận đầu tư đã cấp trước đó.

“Tuy nhiên, Sở đã có 2 văn bản hướng dẫn và đề nghị chủ đầu tư thực hiện báo cáo tiến độ dự án và điều chỉnh theo quy định của Luật Đầu tư nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện”, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định tiếp.

Kết luận buổi làm việc, ông Mai Trung Hưng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư ngừng ngay việc thi công các công trình tại dự án khi chưa có giấy phép. Ngoài ra, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với các Sở, ban, ngành rà soát lại các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án này.

“Công trình” phá núi mới bị phát hiện có diện tích lên tới
vài ngàn mét vuông trên đỉnh núi Lớn của TP Vũng Tàu
nhằm xây dựng khu biệt thự nghỉ dưỡng.

Vi phạm có hệ thống

Dự án Cáp treo Vũng Tàu gồm 10 dự án thành phần như: Khu cáp treo Núi Lớn - Núi Nhỏ, Khu thể thao leo núi và dịch vụ Núi Lớn, Khu thủy cung Hòn Ngưu trước Bạch Dinh, Cải tạo hạ tầng và tôn tạo cảnh quan công trình kiến trúc di tích Núi Lớn - Núi Nhỏ, dự án có tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng với tổng diện tích dự kiến sử dụng hơn 960.000m2.

Được cấp phép xây dựng ngày 20/10/2003, VCCT đã tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại công trình nhà ga số 1 phía biển bãi Trước tại đường Trần Phú (sát hòn Ngưu) với các hạng mục: Xây dựng đê chắn sóng, kè lấn biển, bến du thuyền, san nền nhà ga số 1.

Ngay khi có giấy phép, VCCT nhanh chóng tiến hành xây kè, san lấp và “tiện tay” san lấp vượt ra ngoài phạm vi ranh giới hơn 1.800m2. Đầu xuôi, VCCT thuận đà xây dựng liền mạch nhà ga số 1, nhà ga số 2 và một số công trình khác sau đó mà không hề lập thủ tục và xin phép xây dựng, không cần quyết định giao đất hoặc cho thuê đất, không tuân theo quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, đến năm 2010, VCCT cho xây dựng tượng phật Di Lặc cao 15m mặc dù chưa xin phép và bị Thanh tra Sở Xây dựng phát hiện, lập biên bản vi phạm yêu cầu dừng thi công vì chưa có giấy phép xây dựng, không phù hợp với quy hoạch.

Sau đó, mặc dù Sở Xây dựng, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo), UBND TP Vũng Tàu liên tục có những động thái quyết liệt yêu cầu VCCT tháo dỡ công trình sai phạm, Sở Nội vụ còn có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đình chỉ hoạt động của VCCT, UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng cuối cùng công trình tượng phật Di Lặc vẫn hoàn thành và cũng đồng thời “khánh thành” thêm một công trình Nguyện đường với các tượng Đức mẹ Maria, Thánh Giuse, Chúa hài đồng, ông già Noel… trong Nguyện đường này. Ngay tiếp sau đó, VCCT tiếp tục xây thêm 18 vị La hán (mỗi tượng cao 3m, rộng 1,5m) tại khu vực gần tượng phật Di Lặc.

Trước những sai có hệ thống của VCCT, ngày 25/10/2011, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quyết định giao Thanh tra tỉnh thanh tra “việc chấp hành pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng thuộc cụm du lịch Núi Lớn - Núi Nhỏ và cáp treo Vũng Tàu”. Kết quả thanh tra khiến bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng về mức độ tự tung, tự tác của chủ đầu tư.

Ngoài nhà ga số 1, số 2 nêu trên, chủ đầu tư không hề lập thủ tục xin phép xây dựng đối với các hạng mục: Nhà hàng Hồ Mây, nhà hàng trung tâm, khu vệ sinh, nhà ga xe trượt, dãy nhà cấp 4 thuộc khu thủy cung, cụm công trình nhà nghỉ Đồi Mây, động Phật Tích, câu lạc bộ du thuyền, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Đồng thời, các công trình Tượng phật Di Lặc, động Phật Tích, nhà ga xe trượt và đường ray trượt, cụm nhà nghỉ Đồi Mây, hạ tầng phần phía Bắc của đườntg Vi Ba đều xây dựng trên đất chưa có quyết định giao đất. Thậm chí, các công trình Tượng phật Di Lặc, động Phật Tích, nhà ga xe trượt và đường ray trượt, khu nuôi thú, hang Belem, cà phê Lô cốt không hề có trong đồ án quy hoạch khu biệt thự cao cấp Đồi Mây.

"Những tưởng sai phạm đã được Thanh tra tỉnh vạch rõ, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý, hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục sẽ khiến VCCT chùn bước nhưng thật bất ngờ, vào cuối năm 2016, qua kiểm tra, Sở Nội vụ lại phát hiện VCCT tiếp tục xây dựng các công trình tín ngưỡng tôn giáo khác không có trong quy hoạch được duyệt, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng. Sở Nội vụ đã đề nghị tỉnh thành lập đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra dự án.

Kết quả, tại Báo cáo 103/BC-ĐKTr ngày 23/5/2017 của Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Xây dựng chủ trì có tới 6 hạng mục công trình phát sinh mới đều không phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/500 và không có giấy phép xây dựng gồm: Chánh điện Hồ Mây, đền thờ 14 vị anh hùng dân tộc, núi cảnh quan, sân khấu nhạc nước, hồ nước và đường nội bộ.

Tại thời điểm kiểm tra, hầu hết các công trình đã hoàn thành, một số đã đưa vào hoạt động (chỉ có hạng mục sân khấu nhạc nước rộng khoảng 5.000m2 đang dọn mặt bằng, chuẩn bị thi công). Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, sân khấu nhạc nước này đã chính thức khai trương, đi vào hoạt động”, Thông tấn xã Việt Nam chỉ rõ.

Người dân Vũng Tàu bức xúc

Đầu tháng 10/2019, VCCT lại rầm rộ khởi động lại dự án lấp biển để xây dựng Thủy cung Hòn Ngưu và khối khách sạn 22 tầng với tên gọi mới “Cụm dịch vụ ga cáp treo và thủy cung Hòn Ngưu”.

Theo quan sát của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, dự án Thủy cung Hòn Ngưu nằm tại vị trí rất nhạy cảm về văn hóa cũng như cảnh quan của khu vực đẹp nhất Vũng Tàu, ngay trước mặt Di tích lịch sử quốc gia Bạch Dinh và sát bên bãi tắm Bãi Trước, TP Vũng Tàu.

Mặc dù nhạy cảm là thế, nhưng dự án không hề lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các chuyên gia để có những đánh giá khách quan khoa học nhất.

Bức xúc trước việc tự tung tự tác của VCCT, ông Đinh Công Hậu - nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu viết trên FB cá nhân: Là một công dân Vũng Tàu, tôi đề nghị Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra toàn bộ dự án cáp treo Vũng Tàu. Nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra đã chỉ ra nhiều sai phạm của chủ dự án nhưng "đâu lại vào đấy", làm mất niềm tin của nhân dân.

Nhà báo Thế Hưng - trước đây làm Báo Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ, nhiều người dân yêu cầu không chỉ tạm ngưng để rà soát mà cần phải dừng hẳn dự án thủy cung độc chiếm 1 phần bãi biển Vũng Tàu, đồng thời khắc phục hiện trạng.

Anh Trần Thanh Tịnh - FB Tịnh Tịnh cho biết: Đây là một dự án lấn biển lớn, có liên quan đến môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh, du lịch và đời sống nhân dân địa phương. Thế nhưng, giai đoạn chuẩn bị, khởi động triển khai người dân nơi đây không hề được bàn đến. Chủ trương xây dựng thủy cung tại Hòn Ngưu là sự áp đặt từ cấp ủy, chính quyền tỉnh, một danh lam thắng cảnh đất nước, gắn liền với sinh hoạt truyền thống văn hoá biển... nhưng nhân dân ở đây không được thông tin, thông báo, bàn thảo trước khi lập dự án. Có các quy định của pháp luật về quy trình triển khai các dự án quan trọng, lớn.

Một chủ trương lớn, không được nhân dân đồng thuận, lại được triển khai trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày công tác dân vận của Đảng. Chủ đầu tư dự án Thủy cung Hòn Ngưu đang khởi động tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá lòng dân.

Đó chỉ là vài ý kiến bức xúc trong dư luận của người dân Vũng Tàu khi nói về dự án này, những đóng góp, mong mỏi đó chỉ muốn cho TP Vũng Tàu sạch, xanh và đẹp hơn đúng như tiêu chí và kế hoạch của chính quyền TP Vũng Tàu và dưới con mắt của du khách, nó cũng là niềm tự hào mãi của người dân TP Biển nổi tiếng này.

Mạnh Cường
Link gốc http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/hoi-_-dap/cty-cp-du-lich-cap-treo-vung-tau-pha-nui-lap-bien-pha-nui-diep-khuc-coi-thuong-chinh-quyen.html


Bà Rịa-Vũng Tàu: Dự án cáp treo "nuốt" Di tích lịch sử Quốc gia

Sau một thời gian giao cho Công ty Cổ phần du lịch Cáp treo Vũng Tàu quản lý, bảo vệ và “trùng tu, phục hồi," toàn khu Di tích Quốc gia Angten Parabol Núi Lớn đã bị xâm phạm nghiêm trọng.

Di tích lịch sử Quốc gia Angten Parabol Núi Lớn

Ngày 18/10, theo quan sát của phóng viên TTXVN tại Di tích lịch sử Quốc gia Angten Parabol Núi Lớn, thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hầu như toàn bộ di tích đã bị Công ty Cổ phần du lịch Cáp treo Vũng Tàu chiếm dụng.

Di tích Angten Parabol Núi Lớn là một cụm gồm hai giàn Angten Parabol cao 39,6m do quân đội Mỹ dựng năm 1967 trên đỉnh Núi Lớn, thành phố Vũng Tàu phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và các nước Đông Dương của Đế quốc Mỹ.

Đây là chứng tích chiến tranh thể hiện sự thất bại của Quân đội Mỹ trước cuộc đấu tranh, kháng chiến, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Ngày 23/7/1993, Di tích Lịch sử Khu vực Angten Parabol Núi Lớn đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia.

Năm 2006, Di tích bị cơn bão số 9 làm sụp đổ hoàn toàn một giàn, giàn còn lại bị hư hại một phần. Do cụm hai giàn Angten trên nằm trong Dự án Cáp treo Vũng Tàu, ngày 27/11/2006, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có công văn số 6975 về việc giao cho Công ty Cổ phần du lịch cáp treo Vũng Tàu quản lý, bảo vệ, tu bổ, khai thác, phát huy giá trị di tích.

Đến ngày 22/12/2008, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ra công văn số 8340 giao cho Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu trùng tu một giàn Angten và phục hồi giàn Angten đã đổ trước đó. Theo Công văn số 1852 ngày 2/4/2010 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích là 3.061m2.

Tuy nhiên, sau một thời gian giao cho Công ty Cổ phần du lịch Cáp treo Vũng Tàu quản lý, bảo vệ và “trùng tu, phục hồi," toàn khu Di tích chỉ còn lại là một giàn Angten đã bị cắt ngọn trên nền diện tích ước lượng khoảng 300m2.

Các công trình xây phủ lên trên nền di tích và giàn Angten đổ sập trước đó đã bị mất dấu hoàn toàn.

Khó có thể nhận ra giàn Angten còn lại này vì khách sạn nhà hàng Hồ Mây 4 cao 4 tầng chắn trước mặt và khu vui chơi trượt cỏ cao gần bằng Angten áp sát phía sau. Sát chân một bên Angten là hai sân tennis, bên phía còn lại là trò chơi leo núi dựa hẳn vào Angten này. Dưới gầm chân Angten còn có một căn nhà cấp 4.

Cũng tại khu vực này, không có một biển báo, chỉ dẫn nào giới thiệu về Di tích lịch sử Quốc gia này. Giàn Angten bị các công trình quây kín sát xung quanh nên cảm giác đây như một giàn sắt bỏ hoang của Dự án Cáp treo Vũng Tàu chứ không phải di tích.

Tại Biên bản Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Uỷ ban Nhân dân thành phố Vũng Tàu bàn giao cụm di tích lịch sử này cho Công ty Cổ phần du lịch Cáp treo Vũng Tàu ngày 31/5/2010 thể hiện rõ: Thời điểm bàn giao, khu vực bảo vệ I (là khu vực phải được bảo vệ nguyên trạng) Di tích Angten Parabol Núi Lớn được tô màu đỏ trên Trích lục bản đồ địa chính khu đất khoanh vùng bảo vệ di tích do Văn phòng đăng ký sử dụng đất (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thiết lập ngày 10/4/2009, khu vực I có diện tích 3.061m2.

Biên bản này và các công văn của tỉnh về giao di tích cũng quy định: Công ty Cổ phần du lịch Cáp treo Vũng Tàu có trách nhiệm quản lý, sử dụng, trùng tu, phục hồi, khai thác, phát huy giá trị di tích, phục vụ phát triển du lịch; Di tích không tính vào tài sản của Công ty.

Hơn nữa, tại Quyết định số 937 QĐ/BT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ngày 23/7/1993 công nhận Angten Parabol Núi Lớn là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, điều 2 quy định rõ: “Nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng khai thác trong những khu vực bảo vệ của di tích đã khoanh vùng. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phải được phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin."

Thế nhưng, chỉ trong chưa đầy 10 năm, Di tích lịch sử Quốc gia Angten Parabol Núi Lớn đã bị Dự án Cáp treo Vũng Tàu “nuốt” tới 90% diện tích, không hề một đơn vị quản lý nào của tỉnh hay biết, ngăn chặn.

Cứ đà này, có lẽ chẳng bao lâu nữa, Di tích lịch sử Quốc gia Angten Parabol Núi Lớn sẽ bị “xóa sổ” hoàn toàn./.

Đoàn Mạnh Dương (TTXVN/Vietnam+)
Link gốchttps://bnews.vn/ba-ria-vung-tau-du-an-cap-treo-nuot-di-tich-lich-su-quoc-gia/137669.html


Lấp biển làm thủy cung, đào núi dựng biệt thự

Vụ lấp biển để làm thủy cung chưa nguôi dư luận thì chủ đầu tư bạt núi trái phép làm du lịch trên núi Lớn (TP Vũng Tàu) lên tới 8.300 m2

Liên quan việc bạt núi Lớn của Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu - chủ đầu tư dự án lấp biển làm thủy cung tại Bãi Trước (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang bị dư luận phản ứng - ngày 18-10, đoàn kiểm tra liên ngành của TP Vũng Tàu đã kiểm tra vụ việc.

Biên bản của buổi làm việc ghi nhận: Đoàn kiểm tra đã khảo sát, kiểm tra thực tế việc san nền tại khu K8 (còn gọi là khu biệt thự Hoa Anh Đào). Trong quy hoạch, các dự án thành phần như khu ga cáp treo - núi Lớn còn được gọi là khu GA 2-3; khu biệt thự cao cấp Đồi Mây - Núi Lớn còn gọi là khu C; khu thể thao leo núi và dịch vụ núi lớn gọi là khu B.

Đoàn kiểm tra đã khẳng định với "tiểu dự án" trên - nằm trong tổng thể dự án Hồ Mây Park Vũng Tàu - mới chỉ được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đóng "dấu treo", Sở Xây dựng ký và đóng dấu thẩm định về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, chưa có giấy phép xây dựng khu biệt thự. Tuy vậy, chủ đầu tư đã cho san lấp để thực hiện.

Chưa có giấy phép xây dựng nhưng doanh nghiệp vẫn cho bạt núi làm biệt thự

Tại thời điểm kiểm tra, việc san nền đã diễn ra từ đầu tháng 10-2019, với diện tích đến 8.300m2 - cùng thời điểm bắt đầu lấp biển làm thủy cung. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ đầu tư tạm ngưng thi công; giao UBND các phường 1, 5, Thắng Nhì tổ chức giám sát.

Đại diện chủ đầu tư, ông Đậu Văn Hóa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu, thừa nhận nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng từ tháng 7-2019, đến tháng 10 vẫn chưa được duyệt.

Trước đó, chiều 17-10, các sở - ngành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã làm việc Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu và các bên liên quan dự án thủy cung vừa bị tạm ngừng, đồng thời làm rõ vụ san lấp mặt bằng xây biệt thự trái phép trên núi Lớn.

Tại buổi làm việc, ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thông báo quyết định của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc tạm ngừng thi công dự án thủy cung Hòn Ngưu do Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu làm chủ đầu tư. Các hạng mục sẽ tạm ngưng thi công đến khi UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và sẽ có ý kiến tiếp theo. Sở Xây dựng đề nghị chủ đầu tư rà soát, hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đối với các hạng mục đang thi công thuộc dự án Hồ Mây Park Vũng Tàu đồng thời dừng ngay việc thi công cho đến khi hoàn thành thủ tục pháp lý.

Đại diện UBND TP Vũng Tàu cho rằng địa phương thống nhất với việc tạm dừng thi công hạng mục san lấp và kè lấn biển của dự án để UBND tỉnh có ý kiến tiếp. Đối với các hạng mục mà chủ đầu tư đang thi công thuộc dự án Hồ Mây Park Vũng Tàu (san lấp và xây dựng nhà mẫu biệt thự), đề nghị chủ đầu tư dừng ngay việc thi công đến khi có giấy phép theo quy định.

Bài và ảnh: Xuân Hoàng
Link gốc: https://nld.com.vn/ban-doc/lap-bien-lam-thuy-cung-dao-nui-dung-biet-thu-20191018214758383.htm
0 Nhận xét