Tiếng nói của người đóng bảo hiểm xã hội (BHXH)

Tiếng nói của người đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). 


"Trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam là nêu lên những quan điểm của mình, phản biện những điều luật không thực sự vì lợi ích của nhân dân, kiến nghị với chính phủ điều chỉnh cho phù hợp, cùng nhau góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đất nước hùng cường" - Cao Trung Hiếu

Hình ảnh công nhân KCN Tân Tạo, Bình Tân, HCM biểu tình phản đối 

Chính sách, luật BHXH có thực sự vì lợi ích, quyền lợi của người đóng và vì an sinh xã hội chưa? FB: Đặng Trần Cẩm Vân

VÌ SAO CÔNG NHÂN BIỂU TÌNH?
- Công nhân Công ty Pou Yuen biểu tình phản đối điều 60 của Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 mới. Công nhân không có mâu thuẫn gì với các chính sách của Công ty.
- Luật BHXH 2006 cũ cho phép người lao động được lĩnh bảo hiểm 1 lần sau khi nghỉ việc ở Điều 55. Luật mới 2014, Điều 60, hiệu lực từ 1/1/2016: Chỉ được lĩnh khi đến tuổi nghỉ hưu (55 tuổi với nữ & 60 tuổi với nam).
- Người lao động thường chỉ đi làm công nhân ở các khu công nghiệp từ vài tháng đến vài năm hoặc hơn 10 năm. Sau đó họ thường trở về quê làm ăn buôn bán. Do vậy, để chờ đến tuổi hưu mới được lĩnh BHXH (thứ mà trích từ lương của họ ra để đóng) là điều phiêu lưu - khó chấp nhận được.
Do vậy, họ biểu tình để phản đối. Tổng LĐLĐVN hầu như không có ý định thay đổi điều luật này. 


Đọc thêm
>> Báo Vnexpress ngày 30/03/15: Hàng nghìn công nhân đình công ở TP HCM
>> Báo Tuổi Trẻ ngày 30/03/15: Luật BHXH mới Công nhân về già có lương hưu
>> Trang tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam: Điều 60 luật BHXH 2014
>> Báo Người Lao Động ngày 25/05/14: Nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội sớm

 
Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ và chia sẽ thông tin cho những ai đã và đang đóng BHXH vì chúng ta hoàn toàn có quyền được biết để bảo vệ quyền lợi của mình. 

Dưới đây có rất nhiều câu hỏi mà anh chị em đưa ra tôi xin tổng hợp lại: 

Luật bảo hiểm xã hội mới có vài điểm mới như sau: 
- Dù bạn làm bao lâu thì cũng phải chờ đến 55 tuổi nữ và 60 tuổi nam mới được nhận.
- Nếu bạn không may qua đời, con bạn phải ... dưới ... 18 tuổi mới được nhận còn không thì giám đốc bảo hiểm nhận giùm. (55 tuổi có con dưới 18 tuổi không? Chắc phải canh để đẻ cho đúng?). 

Tình huống: giờ mình 24 tuổi (giới tính nam), giả định nghỉ làm lúc 30 tuổi thì thời gian chờ lãnh là 30 năm nữa. Cứ mỗi năm luật nhà nước thay bao nhiêu lần? Và hồ sơ liệu có lưu trữ qua 30 năm sau. (hiện tượng gửi tiền ngân hàng trong suốt 30 năm, rút ra giá trị cực nhỏ đã được phản ánh nhiều qua báo chí).

Nếu hiện nay lãnh bảo hiểm xã hội đã không dễ dàng, liệu khi đó (30 năm nữa) bạn có chắc là mình lãnh được (lúc đó nhiều người cùng lãnh liệu bên bảo hiểm có than không còn tiền?) 

Vật giá chỉ có lên, vd với 50 tr sau này liệu còn giá trị không? 

Bảo hiểm vẫn giữ nguyên trong mấy chục năm thì như vậy còn gì hợp lý?

Đã nhận tiền thì phải hoàn tiền đúng cách, người lao động có thể học vấn ít nhưng không đồng nghĩa là ngu dốt.

Ví dụ trung bình: > 50 triệu/người thì 90 ngàn người sẽ là > 4.500 tỷ vnd (chỉ riêng công ty của mình). Một con số khủng khiếp như vậy sẽ trôi về đâu? (ai trả lời giúp mình?)

Luật quy định: "Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động > 61%" sẽ được nhận BHXH của cha hoặc mẹ khi không may qua đời. 
Người lao động không hề hay biết trong khi chính người lao động lại là người bỏ tiền ra để đóng BHXH.

Thông tin thêm: 1/1/2016 áp dụng tất cả những ai đang và đã đóng BHXH sẽ phải theo luật này.


Ý kiến của 1 số anh chị em lên báo được tổng hợp lại

1) Ông Nghị làm ở PouYuen được 6 năm. Cũng như đa số công nhân ở đây, bản thân ông cũng không đồng ý với chính sách bảo hiểm mới. “Nhiều người ở tỉnh lên đây làm kiếm ít vốn về quê sinh sống nên không ai đồng ý với chính sách bảo hiểm không hợp lý đó”, ông Nghị nói.

2) "Tôi làm việc được 9 năm, năm nay tôi được 35 tuổi, tôi muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần sau khi thôi việc, chứ tôi không thể chờ đợi đến khi già 55 tuổi, khi đó có biết tôi còn sống nữa hay không" - chị N.T.L bức xúc.

3) “Nhiều công nhân cho rằng quy định mới này không hợp lý bởi đa phần công nhân ở quê, chỉ mong muốn làm một thời gian để kiếm tiền làm vốn về quê. Ngoài ra, không phải ai cũng cả đời làm cho Pouyuen và có phải ai cũng chờ đến 55 tuổi mới lãnh được sổ bảo hiểm theo quy định mới đâu”, bà P. nói. 



LUẬT BHXH 2014 LÀM CÔNG NHÂN MẤT GÌ? 

Trên lý thuyết là không mất gì cả. Chỉ có được và đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân (về già có một khoản để chi dùng). Nhà làm luật đã có vẻ như nghĩ tốt cho giới lao động khi chỉ cho họ được lĩnh tiền BHXH khi 55-60 tuổi. (Nếu lỡ mất trước tuổi đó, thì con của người này sẽ được lĩnh thay - với điều kiện người con phải nhỏ hơn 18 tuổi, hay theo quy định chi tiết của luật).
Thực tế thì sao?

Ví dụ bạn là một công nhân chỉ làm 8h/ngày. Lương của bạn sẽ ở khoảng 4,5tr VND/tháng. Giả định bạn đóng BHXH đúng với mức đó. Bạn sẽ phải đóng 8% lương vào Quỹ BHXH mà nhà nước sẽ giữ hộ, chủ DN sẽ đóng 18%. Tổng số tiền mà Quỹ sẽ giữ giùm bạn mỗi tháng là 1,170,000 VND. Nếu bạn chỉ đi làm thuê có đóng BHXH 10 năm, con số mà nhà nước giữ giùm bạn đến 55 - 60t là: 140,040,000 VND. Đó là con số tối thiểu nhất cho một công nhân lười biếng, vì bạn có thể tăng lương vì tay nghề tăng và vì... lạm phát. Bạn sẽ đồng ý cho Quỹ BHXH giữ 140 triệu này của bạn khoảng 20 năm sau?

FB: Hoàng Dũng


1 Nhận xét
  1. Chính sách, luật BHXH có thực sự vì lợi ích, quyền lợi của người đóng và vì an sinh xã hội chưa?

    Trả lờiXóa