Thời cuộc mỗi lúc mỗi khác nhưng lịch sử luôn là những bài học ý nghĩa

Khi yêu thích và quan tâm đến lịch sử của ông cha ta tôi tin rằng ai ai cũng tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc mình cả. Ví dụ thời quân Mông Cổ hùng mạnh đã đánh chiếm cả lãnh thổ nhà Tống, làm cho nhà Tống sụp đổ, nhưng 3 lần kéo đại binh sang nước Việt ta đều thất bại thê thảm. Khi ấy toàn dân Đại Việt xăm lên vai 2 chữ "sát thát" (giết giặc), còn vua quan thì anh minh vì dân vì nước nên kẻ thù nào mà không bị đánh bại, không bị đánh cho chui vào ống đồng bỏ chạy dài.

Thời cuộc mỗi lúc mỗi khác nhưng lịch sử luôn là những bài học hay
Và thời nào cũng vậy, thời đó cũng có những kẻ hàng giặc, bán đứng tổ quốc cho giặc nhưng kết quả thì rõ ràng, quân và dân ta 3 lần đánh đuổi được giặc Mông Cổ, ghi lại trang hùng ca thiên thu, kẻ bán nước bị nhân dân phỉ nhổ.

Bài học:

- Hào khí chống giặc ngút trời, quân dân tự khắc lên mình hai chữ "sát thát", nào là bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản, nào là "thà làm ma nước nam còn hơn làm vương đất bắc" của danh tướng Trần Bình Trọng trước khi bị giặt chặt đầu..., đó là niềm tin mãnh liệt của dân và quân. Vậy nhà Trần làm cách nào để đạt được cái hào khí đó? So với ngày nay thì hơn kém nhau như thế nào?

- Chiến tranh thì quân nào mạnh hơn bên đó thắng, tuy nhiên mạnh yếu thì cũng tùy thời điểm. Vua quan nhà Trần đã vận dụng điều này đến hoàn hảo, với 2 bài học lớn là vườn không nhà trống và chiến tranh du kích (chia nhỏ mà đánh)...

Chuyện lịch sử này tôi vì yêu thích mà tìm hiểu chứ còn nhớ thời phổ thông không có học thông thuộc.

"Dân ta phải biết sử ta" nhưng thú thiệt e rằng đó chỉ là câu khẩu hiệu vậy vì nhà trường đâu có xem trọng môn học này. Giáo viên dạy sử phần đa vẫn là "những người đọc sách giùm học trò" nên càng chán môn lịch sử nước nhà.

TP HCM ngày 25/02/2022, Cao Trung Hiếu
0 Nhận xét