'Có lẽ ở ta chỉ có một người tương tự Fukuzawa Yukichi, xuất hiện một cách đột xuất gần như khó hiểu'

Về lịch sử những năm 1850, Nhật Bản là nước duy nhất đứng vững được trước bão táp của toàn cầu hóa lần thứ nhất và phát triển vô cùng ngoạn mục. Thời đó, cái rốn của châu Á là Trung Quốc cũng bị các nước phương Tây chia năm xẻ bảy. Còn Việt Nam vào năm 1858 tàu chiến Pháp - Tây Ban Nha tấn công cửa biển Đà Nẵng và gần trăm năm Pháp đô hộ. Vậy sự khác nhau ở đây là gì?

Sách "Bàn về văn minh"


- Nhật Bản khi bị các nước phương Tây tấn công, họ nhìn nhận thấu đáo và sâu sắc đây là cơ hội hướng đến văn minh phương Tây, cơ hội thoát Á (tức thoát Tàu)... dưới sự dẫn dắt của những tri thức tiên tiến, mà Fukuzawa Yukichi là người đứng đầu.

- Các nước bị xâm lăng, bị chia năm xẻ bảy vì vẫn giữ cái nếp xưa của phong kiến kiểu châu Á, mà điển hình là mẫu quốc Trung Quốc.

Việt Nam có hoàn cảnh khởi đầu khá tương đồng Nhật Bản nhưng tiếc là giới tri thức ở ta bấy giờ chưa đủ về lượng nên chất không thay đổi theo hướng văn minh phương Tây, dù chất xúc tác cơ bản giống nhau.

Lời tựa

Có lẽ ở ta chỉ có một người tương tự Fukuzawa Yukichi, xuất hiện một cách đột xuất gần như khó hiểu, khó giải thích là Phan Châu Trinh. Ông là người duy nhất thời bấy giờ không chỉ thấy ở người Pháp đang kéo đến một bọn xâm lược hung hãn, mà còn nhận ra được qua họ một nền văn minh tốt đẹp mà ông tha thiết mong ước cho dân tộc mình, để có thể trưởng thành và sánh vai cùng họ. Chỉ có thể thực hiện điều đó duy nhất bằng con đường "khai dân trí", "chi bằng học" chứ không thể dùng con đường bạo lực, thì mới được độc lập thực sự và bền vững. Nhưng ông đã vô cùng đơn độc trong thời đại mình và sau này nữa.

Trích lời tựa Bàn về văn minh của Fukuzawa Yukichi, người được xem là nhà khai sáng dân tộc Nhật Bản, ông làm giáo dục và không một ngày làm chính trị, đồng tiền có mệnh giá lớn nhất 10.000 Yên là ảnh của ông.

Tiền giấy 10.000 Yên

www.CaoTrungHieu.com | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
TP HCM 10/07/2021

0 Nhận xét