Quán bún bò lạ: 'Bán bún, KHÔNG BÁN NƯỚC': khát nước cứ tự nhiên lấy mà dùng, đã bị cưỡng chế

Với cái kiểu "đất đai là sở hữu toàn dân nhưng nhà nước quản lý" thì bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ là dân oan dự khuyết ☹

Bún bò Dũng Đinh sau khi cưỡng chế xong

1) Tịch thu khẩu hiệu bún bò

Cách đây vài năm, cư dân mạng xã hội chia sẻ hàng loạt hình ảnh nội quy hài hước của quán bún bò gân Dũng Đinh (ca sĩ Đinh Dũng), sau đó họ “dậy sóng” khi biết các bảng này bị cán bộ tịch thu.

Những nội quy hài hước đã làm nên “tên tuổi” quán ăn vỉa hè của anh Dũng như: không nhiều chuyện, không lên mạng nói xấu chủ quán; không phải là bún bò Huế, nếu ăn thấy dở ẹc thì ráng chịu không được chê, ăn không vô cũng phải trả đủ tiền hay quý khách ăn thiếu xin vui lòng thế chấp giấy tờ nhà, giấy hôn thú…


Tuy nhiên, khi tên tuổi quán ăn đang nổi như cồn vì tốc độ chia sẻ chóng mặt của giới trẻ thì đêm 26/3/2015, cán bộ ập vào gỡ những nội quy cực cute treo trong quán.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin này từ mạng xã hội và hình ảnh trên YouTube, cộng đồng mạng đã “dậy sóng”. Phần lớn ý kiến bảo vệ những bảng nội quy của anh Dũng. Họ cho rằng các bảng nội quy chỉ mang tính chất vui vẻ, hài hước.

Theo biên bản làm việc của cán bộ, lý do quán bún bò gân của ông Dũng bị tịch thu hai bảng nội quy là do các bảng nội quy gây phản cảm, gây cản trở giao thông trước cửa chung cư (do người dân hiếu kỳ đến xem).

Tuy nhiên, sau khi bị dân chửi sml, và giới luật sư cho biết thu là bậy, cán bộ quê độ đem bảng trả lại, làm báo chí và nhân dân được những trận cười sảng khoái.

Anh Nguyễn Hoàng Anh Dũng chính là ca sĩ Hoàng Dũng nổi lên một thời khi dòng nhạc Hoa lời Việt tràn ngập thị trường đầu những năm 1990. Xuất thân từ nhóm nhạc Giai điệu trẻ, sau đó Hoàng Dũng tách ra hát solo. Khán giả của anh ở khắp các sân khấu Hòa Bình, Trống Đồng, Lan Anh, 126 (TP.HCM)…

Đến năm 2000, anh Dũng rời ánh đèn sân khấu chuyển qua làm quản lý, đạo diễn, biên tập, quay phim… các MV ca nhạc. Rồi anh mở quán bún bò gân đắt như tôm tươi.

Anh Dũng kể quán cóc của anh thu nhập không nhiều nhưng từ dạo “được nổi tiếng” đến nay anh trích ra một phần doanh thu để giúp đỡ người thân, bạn bè khi họ hoạn nạn, bệnh tật, không có tiền đóng tiền thuê nhà…

“Tôi nghĩ cuộc đời mình như cuốn phim vậy, phải vươn lên. Mình vươn lên, người khác sẽ vươn theo” – anh Dũng nói (trích Tuổi Trẻ)

2) Dẹp quán

Khách càng lúc càng đông, anh Dũng dồn hết vốn liếng, mở cái quán trên miếng đất 1.600m2 do anh mua hơn 20 năm trước ở phường 4, quận 8. Do đất nằm trong khu quy hoạch treo (treo từ năm 1999, nói là làm trường học) nên anh Dũng chỉ làm bạt che di động. Xung quanh anh, người dân vẫn xây cất bình thường.

Khuôn viên rộng, quán bún bò của anh được bài trí gần như nơi thư giãn, có cả không gian cho trẻ con chơi, người lớn uống trà. Anh hạn chế tiếng ồn, nên quán không “welcome” khách Trung Quốc vốn rất ồn ào (ghi bảng hẳn hoi). Khách của anh, đặc biệt là giới trẻ, rất thích các khẩu hiệu hài hước thể hiện lòng yêu nước, nên vô ăn thì ít mà seo phi thì nhiều. Anh còn có tủ nước mát tự chọn, ghi rõ “Chúng tôi không bán nước!”.


Một số đại gia bắn tiếng “Dự án của người nhà thủ tướng muốn lấy đất. Ông lấy 7.000.000 đồng/m2 rồi đi chỗ khác làm ăn” (chúng tôi xác minh đây là nổ, dự án chỉ của công ty Vạn Thái, quan hệ tầm lãnh đạo quận 8 và đối tượng Nguyễn Hữu Tín mà thôi).

Nhưng giờ đây thì các bạn trẻ mất đi chỗ ăn bún thú vị. Anh Dũng lâm vào cảnh phá sản. Gần chục nhân viên của anh rơi vào cảnh thất nghiệp khi cái quán này sẽ bị cưỡng chế.

Theo cán bộ, quy hoạch không biết đến khi nào mới xóa, nhưng xóa cái quán là điều cần làm ngay.


Anh Dũng, năm nay 52 tuổi, ngơ ngác như người mất hồn: “Tất cả như một cơn ác mộng! Tôi tự hỏi, mình đã làm gì sai? Tôi dựng mái che tạm trên đất mình, không có một viên gạch, không một hạt xi măng. Tôi không làm công trình kiên cố. Tôi tự hỏi, tội của tôi là gì?”

Toàn cảnh đọc quyết định cưỡng chế

Cảnh cưỡng chế đơn giản với quán bún bò Dũng Đinh 
vì xây dựng đơn giản chỉ bằng kết cấu thép

3) Phía trước quán bún bò Dũng Đinh, là quy hoạch trường học và công viên. Người dân đã phải rời đất với cái giá rẻ mạt, nhường chỗ cho… Topaz City, của đại gia bất động sản. Trường học, công viên, chỉ là cái cớ để lấy đất.

Có lẽ, tội của anh Dũng là nghèo mà không bán nước!

Bún bò Dũng Đinh: nước free tự chọn,
chúng tôi KHÔNG BÁN NƯỚC

----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------

XIN CHÀO PHIÊN BẢN BÚN BÒ

Câu chuyện anh Dũng bún bò, bị Quận 8 chèn ép lấy đất không chỉ vì anh có những khẩu hiệu "ngứa mắt". Mà còn vì cái tội anh có đến 1.600m2 "đất vàng", vuông đến từng centimet, ở nơi mà bọn ngáo đất thèm chảy nước dãi.

Văn bản cưỡng chế tháo dỡ bún bò Dũng Đinh Quận 8 TP HCM

Theo trang Reatimes, tháng 10/2015, Nguyễn Hữu Tín - Phó Chủ tịch UBND thành phố đã có Quyết định giao đất cho Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Xây dựng- Kinh doanh nhà Vạn Thái để đầu tư xây dựng Khu phức hợp thuộc dự án Khu công viên văn hóa du lịch thể thao tại phường 4, quận 8.

Trong quyết định, Tín giao cho Thái 40.018m2 đất tại phía Nam đường Tạ Quang Bửu (quận 8 để đầu tư xây dựng dự án thành phần Khu phức hợp thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ thuộc dự án Khu Công viên văn hóa - du lịch - thể thao.

Trong tổng số hơn 40.000m2 "đất vàng” mà Vạn Thái được nhận thì có 8.560m2 diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng của các hộ dân, Thái có trách nhiệm thỏa thuận, đền bù thiệt hại phần nhà cửa, đất đai, hoa màu, cây ăn trái.. cho người dân. Số còn lại 31.457m2 đất công thuộc quyền quản lý và sử dụng của HTX Quyết Thắng và UBND phường 4 quận 8.

Trong văn bản giao đất cho Vạn Thái, UBND TP.HCM nêu rõ, tại dự án trên có 12.163m2 đất xây dựng chung cư; 1.811m2 đất xây dựng khách sạn - văn phòng; 1.110m2 đất để xây dựng trường tiểu học; 19.170m2 đất cây xanh và số còn lại 5.773m2 đất giao thông nội bộ.

Ngoài ra, Vạn Thái cần phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính. Đồng thời, có trách nhiệm đầu tư, xây dựng theo quy hoạch và bàn giao cho UBND quận 8 quản lý theo quy định. Riêng với đất xây dựng trường học, Vạn Thái phải có trách nhiệm liên hệ với UBND quận 8 và các Sở, ngành liên quan để thống nhất phương thức đầu tư, quản lý, sử dụng hạng mục công trình trường học theo ý kiến của UBND quận 8.

Cũng trong Quyết định trên, trường hợp có sự thay đổi, một trong các nội dung mục tiêu đầu tư, quy mô dự án, diện tích sử dụng đất, số lượng nhà ở, tiến độ thực hiện dự án thì Công ty Thái phải có văn bản đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền có văn bản chấp thuận bổ sung dự án trước khi thực hiện xây dựng

Đặc biệt, UBND TP.HCM yêu cầu Vạn Thái thi công hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội bộ, khu cây xanh, lập hồ sơ hoàn công, quản lý bảo trì đến khi ban giao cho các cơ quan chuyên ngành quy định.
Theo Reatimes, thời gian khi thu hồi làm dự án, Thái vấp phải hàng loạt những ý kiến của người dân mất đất. Bởi giá trị mà công ty này đứng ra đền bù thấp hơn nhiều so với thực tế. Nhiều người dân tại đây đã kiến nghị đến cơ quan chức năng để giải quyết sự việc, nhưng thời gian trôi qua, họ vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Bất thường ở chỗ, dù Quyết định của UBND TP.HCM nêu rõ Công ty Vạn Thái phải thỏa thuận đền bù người dân, nhưng không hiểu vì lý do gì, người dân không được thỏa thuận trên chính mảnh đất của mình mà lại được UBND quận 8 ưu ái, ra Quyết định nhận số tiền thấp hơn nhiều so với thực tế.
Topaz City (đường Cao Lỗ, phường 4, quận 8 được xây dựng trên diện tích rộng hơn 15ha, bao gồm 12 block căn hộ cao từ 18-30 tầng và 1 khối cao ốc văn phòng kết hợp với nhà hàng, khách sạn hạng sang.

Khi dự án bắt đầu khởi động đã xuất hiện thông tin thiếu giấy phép xây dựng. Điều này có thể bắt đầu tư việc Topaz City được đổi tên từ tên cũ là Elys Garden. Từ thông tin chưa có giấy phép, đã có nghi vấn về việc đơn vị phát triển dự án đã “huy động vốn trái phép”.

Nhiều cư dẫn đã đến ở từ tháng 3/2017 nhưng đến tháng 7/2017 mới được nghiệm thu. Block B2 thì chủ đầu tư đưa cư dân vào ở tháng 9/2017 nhưng đến tháng 3/2018 mới tổ chức nghiệm thu. Ở block A2 thì hiện nay vẫn chưa nghiệm thu. Đáng nói, khi người dân phản đối, có một nhóm đối tượng lạ mặt tự xưng là người của chủ đầu tư đã đến hành hung, đe dọa cư dân tại đây.

Ở một diễn biến khác, Văn phòng Chính Phủ vừa ký văn bản gửi UBND TP.HCM truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình. Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét nội dung liên quan đến chung cư Topaz City mà báo chí đã nêu để xử lý theo đúng qui định của pháp luật.

Dù Phó Thủ tướng đạc chỉ đạo như thế, nhưng Quận 8 lại đang làm ngược. Đó là thay vì xử lý sai phạm của con voi thì lại tung binh mã ra quyết dở quán bún bò.
Quỳ dưới chân voi, đạp bẹp con kiến!

Vạn thái, vạn thái, vạn vạn thái!

2 Nhận xét
  1. trước khi khởi công anh Dũng có xin giấy phép giấy dựng không ạ?

    Trả lờiXóa
  2. @Locnhadat: cái này cần hỏi anh Dũng, có facebook của anh Dũng đó!

    Trả lờiXóa