Bạn cho rằng sáng 9 giờ đi làm, chiều 5 giờ tan ca thực sự là công việc lý tưởng? Người trẻ ơi, hãy mau tỉnh ngộ!

Muốn có được thứ mà bạn muốn. Cách tốt nhất đó là khiến bạn trở nên xứng đáng với nó. 

Trên đời này vốn không có gì là vĩ đại cả. Tất cả mọi sự vĩ đại 
đều phải gian khổ vật lộn từng chút từng chút một mới có được.

Sáng 9 giờ đi làm, chiều 6 giờ tan ca thực sự sung sướng và thoải mái như bạn nghĩ sao?

Bữa trước, tôi có ngồi nói chuyện với người bạn học cũ. Nói đến hiện trạng công việc hiện tại của cậu ấy thực sự là mừng rơi nước mắt.

Sáng 8 giờ mới bò ra khỏi giường, đánh răng rửa mặt qua quýt. Mặc vội bộ quần áo công sở lao ra khỏi nhà. Mua cái bánh mỳ pa-tê ngang đường rồi rảo bước nhanh ra bến xe bus.

Công việc đi làm vô cùng đơn giản. Copy, paste vài nội dung báo cáo là xong. Lướt web, facebook, zalo chán chê mê mệt. Thoáng cái 11 giờ trưa bắt đầu cùng đám đồng nghiệp thảo luận trưa ăn gì.

Khi kim đồng hồ vừa chạm mốc 5 giờ chiều. Liền cùng đám đồng nghiệp ào ào như ong vỡ tổ tranh nhau chấm công vân tay rồi nhanh chóng lướt về nhà như một cơn gió.

Cậu ấy còn chia sẻ rằng, từ khi đi làm công ty, ngoài việc đắp thêm 5 kg thịt vào người thì chẳng có gì khác. Ngày tháng thực sự quá thoải mái và sảng khoái.

Tôi nói vui với cậu ấy rằng: "Tan ca có thể đi chạy bộ hay tập thể thao gì đó, vừa giảm béo vừa khỏe".

Cậu ấy cười híp mắt đáp: "Làm gì có sức đâu mà làm mấy trò đó. Tối ăn cơm xong, còn bận đàm đạo liên quân với mấy anh bạn hàng xóm. Thoáng cái đã 11 giờ đêm, thì làm gì có thời gian nhàn rỗi chạy bộ với tập thể thao chứ"…

Nói đến đây, tôi liền im lặng và không hỏi thêm cậu ấy điều gì nữa.

Nghĩ lại câu chuyện về cô bé thực tập sinh ở công ty trước đây. Mặc dù vị trí ứng tuyển là trợ lý giám đốc, nhưng trong công ty ai cũng có thể sai vặt cô bé. Có việc gì vụn vặt, không muốn làm mọi người trong công ty đều giao hết cho cô bé. Thế nhưng cô ấy vẫn vui vẻ làm việc như bình thường, không oán trách hay than vãn nửa lời.

Có người đồng nghiệp thắc mắc tự vấn, vị trí sinh viên thực tập làm một tháng giỏi lắm cũng chỉ 2-3 triệu. Giao nhiều việc như thế mà vẫn hăng say làm. Chả biết cô bé nghĩ gì nữa.

Nếu đổi thành người khác. Chắc chắn sẽ thoái thác bằng cách "tôi không biết".

Nhưng câu nói cửa miệng mà chúng tôi thường nghe thấy từ có bé đó là: "Cái này em chưa làm bao giờ, nhưng em có thể học".

Câu nói "tôi có thể học", không biết đã từng bóp chết nhiều nhân viên công sở kỳ cựu chỉ trong tích tắc.

Những người "đáng sợ" nhất trên thế gian này là những người không bao giờ thoái thác trách nhiệm. Ngược lại còn chủ động tìm việc để làm. Đó là những người có chỉ số trưởng thành gấp bội so với người khác. Lý do là bởi họ lựa chọn trưởng thành một cách chủ động.

Nhà kinh doanh nổi tiếng Nhật Bản, đồng thời là người sáng lập hãng Kyocera Inamori Kazuo đã từng chia con người thành 3 kiểu:

1. Kiểu người không thể đốt cháy được: Là kiểu người châm lửa đốt cũng không thể cháy lên được. Mờ nhạt và thiếu năng lượng. 

2. Kiểu người có thể đốt cháy: Là kiểu người châm lửa là sẽ cháy. Cần có chất xúc tác, cần rất nhiều khích lệ, cổ vũ. 

3. Kiểu người tự cháy: Là kiểu người không cần châm lửa vẫn có thể bốc cháy ngùn ngụt. Năng lượng nội tại ngùn ngụt, mãnh liệt. 

Nếu quan sát tỉ mỉ bạn sẽ phát hiện ra rằng: Những người thăng chức tăng lương, trưởng thành và tiến bộ nhanh nhất luôn là kiểu người thứ 3. Kiểu người tự cháy.

Nhiệt huyết với công việc của bạn. Đam mê với nó như tình yêu đôi lứa. Chủ động kiếm tìm những cơ hội giúp mình rèn luyện và nâng cấp sẽ tốt hơn là việc thẫn thờ qua ngày chỉ để nhận lấy một phần lương chết.

Trên thế giới này có rất nhiều cơ hội để kiếm tiền. Nhưng quan trọng hơn cả việc kiếm tiền đó là biết được đâu là con đường kiếm tiền phù hợp với bạn? Đâu mới là mục tiêu cuối cùng của bạn?

Khi bạn ý thức được rằng, việc tiêu cực trì hoãn để lấy một phần lương chết không phải là mục tiêu duy nhất. Bạn sẽ phát hiện ra rằng còn đường sau đó sẽ dễ đi và thú vị hơn nhiều.

Ngọc Thủy
Theo Trí Thức Trẻ
0 Nhận xét