Cái gì là thước đo của thành công của một quốc gia?

Câu chuyện với người bạn cũ.

Có một bạn làm xong chương trình tiến sĩ ở New Zealand và trở về Trung Quốc giữ chức vụ Phó giáo sư. Hôm bữa bạn ấy sang lại New Zealand để du lịch. Mình có hỏi bạn ấy vì sao người Trung Quốc của mày lại thích sang New Zealand để ở trong khi đất nước mày đang giàu có và đang phát triển một cách nhanh chóng. Tao nghĩ nếu ở trong nước của mày, những người giàu ấy có cuộc sống rất thoải mái và thành đạt.

Bạn Trung Quốc kia trả lời nhưng lại làm mình suy nghĩ. Bạn ấy nói, chúng tao giờ giàu lên rất nhiều. Cách đây 30, đất nước còn đói, mọi người còn rất khổ, nhưng bây giờ của cải vật chất mọi người đều có của ăn, của để. Một số người thì rất giàu có về vật chất. Nhưng mọi người vẫn muốn đi ở nước ngoài mặc dù biết rằng ở nước ngoài sẽ rất vất vả vì ngôn ngữ không biết, kĩ năng thì không đáp ứng được công việc ở một đất nước mới nhưng người ta vẫn đi vì về mặt xã hội, đất nước tao chưa phát triển. Đất nước của tao đi sau các nước phát triển về mặt xã hội đến 50 năm lận.


Mình mới hỏi về mặt xã hội là gì mà bọn mày chưa phát triển? 

Bạn ấy trả lời, đó chính là văn mình. Đó chính là con người phải nói thật với nhau. Đó chính là cách dạy con người có chính kiến và thể hiện chính kiến của mình. Đó chính là con người phải có đạo đức tốt. Bọn tao giàu có về vật chất, nhưng về khía cạnh xã hội thì bọn tao vẫn còn nghèo nàn nếu không muốn nói là khủng hoảng. Người này vẫn còn cố gắng chèn ép người khác. Ý thức tự giác vẫn còn chưa tốt, môi trường vẫn còn ô nhiễm. Người nào cũng cho rằng tiền bạc và quyền lực chính là thước đo của sự thành công. Đi đâu người ta cũng so sánh về quyền lực và tiền bạc để đánh giá bạn có thành công hay không. Quyền lực và tiền bạc vượt qua mọi thứ khác như sự tử tế hay tình thương của con người. Và do đó, mọi người tìm mọi cách để có tiền bạc và quyền lực, nhiều khi những cách đó không đúng với đạo đức lắm. Nhiều người sẵn sàng làm điều ác như bỏ hóa chất không được phép vào thức ăn để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Hay một số người luôn chèn ép và đè bẹp người khác xuống để mình được ngôi lên vị trí quyền lực cao hơn. Cái đó là về mặt xã hội bọn tao chưa phát triển, bọn tao còn xa lắm so với xã hội phương Tây ở chỗ đó. Chứ còn của cải, tao có thể nói với mày, mọi người có đủ ăn và đủ mặc một cách thoải mái. Đối với một số người giàu, có thể nói là họ sống một cuộc sống tốt hơn nhiều so với ở New Zealand.

Mình tiếp tục: Vậy mày nghĩ cái gì là thước đo của thành công?

Bạn ấy nói chính là tình yêu và sự tử tế của con người. Làm sao mọi người sống với nhau một cách thoải mái, chan hòa. Có thể ít tiền, ít của cải vật chất một chút cũng được. Bạn ấy bảo mọi người thích đi Phương Tây không phải vì tiền hay quyền lực nữa. Họ đi sang phương Tây vì phương có luật pháp bảo về những người yếu. Kẻ mạnh và người yếu đều như nhau trước pháp luật. Cái không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo và không quan tâm đến chuyện riêng tư. Phương Tây có một kho tàng lý luận đồ sộ mà ai cũng thích. Bạn ấy nói bạn ấy thích nhất là hệ thống lý luận và kho tàng về lý luận của phương Tây. Mọi người được tự do diễn đạt ý tưởng của mình.

Nói đến đây, mình chợt nghĩ về Việt Nam của mình sao mà giống Trung Quốc quá vậy, nên mình chủ động chuyển sang chủ đề khác.

Chia sẻ từ facebook Thinh Le
0 Nhận xét