Khi thông điệp bị hiểu sai hay không chịu thấu hiểu.


Cuối năm 2014 cho đến nay, Dân Trí Soft dành tặng phần mềm tính tiền miễn phí vĩnh viễn đến cộng đồng với thông điệp là muốn trợ lực đến doanh chủ Việt đang kinh doanh mô hình nhỏ và siêu nhỏ bằng việc ứng dụng phần mềm Dân Trí Soft để nâng cao năng lực quản lý, tăng năng suất lao động, chủ động cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại. Đến nay có hơn 40.000+ doanh chủ Việt tải về và ứng dụng vào kinh doanh (giá thị trường là 4 triệu đồng/phần mềm), Dân Trí Soft nhận được lời cảm ơn chân tình từ hàng ngàn người dùng khi họ nhận quà tặng là phần mềm này. Dân Trí Soft gọi đó là CHO ĐI.

Khi CHO ĐI là không toan tính nên ai cũng có quyền tải phần mềm tính tiền free Dân Trí Soft tại www.DanTriSoft.com. Có những quán cafe, nhà hàng lớn có hàng trăm bàn, mấy chục nhân viên vẫn tải bản miễn phí này để sử dụng. Tuy nhiên, với quy mô lớn như vậy, bản miễn phí là không đáp ứng được nhu cầu, do đó khi dùng sẽ không thỏa mãn tất cả, lúc đó hoặc là nâng cấp lên bản thương mại hoặc là chấp nhận với chức năng có sẵn của phần mềm free. Dân Trí Soft rất rõ ràng về việc CHO ĐI để tránh hiểu sai thông điệp mà mâu thuẫn.

Bên cạnh đó, có nhiều doanh chủ Việt đã mua ngay phần mềm bản quyền Dân Trí Soft mặc dù quán cafe, nhà hàng chỉ là quy mô nhỏ. Những trường hợp như vậy, tôi trọng nể lắm và thường hỏi ý kiến. Câu trả lời có thông điệp chung “Em kinh doanh, Dân Trí Soft cũng kinh doanh, em kiếm tiền Dân Trí Soft cũng kiếm tiền, em đã tham khảo về tính năng Dân Trí Soft là phù hợp với nhu cầu, giá cả rất rẻ chỉ 2.450.000 đồng dùng vĩnh viễn và em muốn quán của em phát triển thì Dân Trí Soft cũng phát triển”. Đó tôi gọi là DÂN KHÍ, tức một tinh thần tự lực tự cường và có trách nhiệm với người khác, với xã hội và với đất nước. Và theo quan sát của tôi, những quán cafe, nhà hàng với người chủ giàu DÂN KHÍ mạnh mẽ như trên phát triển ngày càng tốt.

Nhân câu chuyện trên, tôi luận bàn một chút về việc quán cơm 2.000 đồng được cộng đồng quan tâm.

Đầu tiên, nói về thông điệp của anh Vũ Tuấn Anh, thông điệp rất rõ ràng là “sinh viên sức dài vai rộng ăn cơm từ thiện 2.000 đồng liệu có nên”. Anh đang đề cập đến chữ DÂN KHÍ. Khi nhìn quán cơm 2.000 đồng có hơn phân nữa khách hàng là sinh viên trẻ, khỏe, trí tuệ sếp hàng để mua ngày này qua tháng khác sẽ khiến một người tử tế làm việc cộng đồng như anh Tuấn Anh sẽ đau lòng, anh cảm thấy xót xa khi DÂN KHÍ - tinh thần tự lực, tự cường của một lớp sinh viên sao tệ quá. Các bài chia sẻ của anh trên báo chí chính thống, trên trang Facebook cá nhân đều nhắn gửi thông điệp này DÂN KHÍ của thế hệ trẻ.

Thứ hai, nói về thông điệp của chủ quán cơm NỤ CƯỜI, thông điệp anh đưa ra đó là CHO ĐI, quán cơm Nụ Cười là quán cơm xã hội và CHO ĐI. Đã CHO ĐI là không toan tính đối tượng nghèo giàu, mà ai đến dùng cơm 2.000 đồng cũng là hạnh phúc đong đầy. Các nhà hảo tâm, mạnh thường quân của quán Nụ Cười cũng mong làm việc tử tế, là CHO ĐI việc tử tế, là nhân bản sự tử tế.

DÂN KHÍ và CHO ĐI là hai vấn đề khác nhau, với những thông điệp khác nhau và có góc nhìn hoàn toàn khác nhau, vậy mà “thông điệp đã bị hiểu sai hay không chịu hiểu” từ cộng đồng trong mấy ngày qua, để rồi tranh cãi mà không tranh luận, làm chạnh lòng đến những người tốt.

Thiết nghĩ kỹ năng đọc để hiểu, đọc để thấu hiểu trong thời đại nhanh như internet đang là vấn đề cần phải giải quyết. Khi đọc mà chưa hiểu, khi đọc mà chưa thấu hiểu thì hãy đọc chậm, đọc thư thái với tâm hồn bình an để rồi tranh luận ra điều hay, lẽ phải giúp đời sống hạnh phúc hơn.

TP HCM ngày 16/07/2017
www.CaoTrungHieu.com | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
0 Nhận xét