Theo dòng lịch sử: Mất lòng dân là mất Nước


Vào cuối thời nhà Trần suy yếu, quan Phụ chính là Thái sư nhiếp chính, Trung tuyên Vệ quốc Đại vương Lê Quý Ly thâu tóm quyền lực.

Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn (tức 23/3/1400) Lê Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế tự lập làm vua, lấy quốc hiệu là ĐẠI NGU (như là kế tục Ngu Thuấn của TQ) đổi niên hiệu là Thánh Nguyên. Ông đổi sang họ Hồ, lập nên NHÀ HỒ.

Nhân dân khi đó vẫn trung thành với nhà Trần, coi Hồ Quý Ly là kẻ phản loạn nên không ủng hộ nhà Hồ.

Trước sự lăm le xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh quân đội, xây thành, đóng thuyền chiến, v.v. Ông thường hỏi các quan:

- "Ta làm thế nào có 100 vạn quân để đánh giặc Bắc?"


Hoàng tử Hồ Nguyên Trừng- là nhà kỹ thuật quân sự, một công trình sư tài giỏi rất am hiểu thời thế “Mệnh trời là ở lòng dân”, tâu:

- Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi.

Năm 1406, lấy cớ "Phù Trần diệt Hồ", nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang 20 vạn quân sang đánh Đại Ngu. Hồ Quý Ly quyết tâm chống giặc nhưng không được dân ủng hộ nên thất bại. Đáng buồn nhất là khi cha con nhà Hồ chạy trốn vào Nghệ An thì chính người dân Việt lại chỉ đường cho quân Minh đuổi bắt. Cha con Hồ Quý Ly bị bắt, bị đưa sang TQ và chết trong cảnh vong quốc. Nhà Hồ bị diệt vong.năm 1407, nước Nam lại nằm trong vòng đô hộ của phong kiến phương Bắc.

Sau đó Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, được nhân dân ủng hộ nên đã đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, thành lập Triều Hậu Lê.

Vậy đó, được lòng dân thì được nước, mất lòng dân thì mất nước, chế độ cũng diệt vong.

Phạm Hải lược viết theo sử sách.
0 Nhận xét