Yếu tố cốt lõi để khởi nghiệp thành công hay thất bại.

Chuyện giờ mới kể của 1 buổi chiều thứ 6 cuối tuần khi mình có cơ hội ngồi cafe làm việc với 1 chị hiện đang làm quản lý cho 1 quỹ đầu tư (Private Equity) với tổng nguồn vốn hàng trăm triệu USD – chuyên đầu tư vào các công ty, dự án có tiềm năng và hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận.


Chúng tôi trao đổi khá nhiều về nhu cầu giải ngân dòng vốn đầu tư vào các công ty, dự án cũng như những đặc điểm, yếu tố bắt buộc mà các công ty, dự án cần đảm bảo khi giới thiệu cho họ. Trong suốt 3 tiếng đồng hồ làm việc khá hiệu quả, tôi xin trích dẫn lại 1 phần nào đó câu chuyện liên quan đến đến chủ đề khá nóng hiện nay – KHỞI NGHIỆP.

Tôi: Dạo gần đây phong trào khởi nghiệp nở rộ như lá mùa thu ở Việt Nam, đi đâu hay làm gì thì chúng ta cũng đều nghe đến cụm từ KHỞI NGHIỆP, vậy Quỹ đầu tư mà chị hiện đang quản lý có quan tâm đến các dự án này không?

Chị: cũng có nhưng không nhiều, thường là dưới 5% vì xác suất thành công không cao (phải nói là rất rất thấp).

Tôi: tại sao chị lại e ngại đầu tư vào các dự án khởi nghiệp và cho rằng các dự án này có tỷ lệ thành công không cao?

Chị: có rất nhiều yếu tố tác động đến doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động, nhưng tựu chung lại các Start-up ở Việt Nam thường gặp thất bại ở các thành tố sau:
_ Không có nhu cầu thị trường do tầm nhìn bị thiếu hoặc hạn chế
_ Cạn tiền
_ Đội ngũ sáng lập làm việc không ăn ý
_ Bị đánh bại bởi đối thủ cạnh tranh
_ Vấn đề giá cả, chi phí
_ Và cuối cùng là khía cạnh khiến Start-up thất bại nhiều nhất là: sự trải nghiệm QUẢN TRỊ KINH DOANH.

Tôi khá hào hứng với các chia sẻ của chị và nhân cơ hội tốt này để tiếp tục khai thác các giá trị tuyệt vời từ chị và tiếp tục hỏi.

Tôi: tại sao chị lại cho rằng sự trải nghiệp quản trị kinh doanh lại lại là yếu tố then chốt?

Chị: Vì khởi nghiệp hay làm nghề kinh doanh là phải uyển chuyển ghê gớm lắm, phải lấy đầu này đắp đầu kia, lấy ngắn nuôi dài, lấy nhu thắng cương, nói chung là phải biết đi ra ngoài các lằn ranh thường xuyên thì mới tồn tại và thành công được. Hơn thế nữa, trong suốt quá trình làm việc từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của bất kỳ quy trình, nghiệp vụ nào thì cũng đều dính líu đến “con người” và chúng ta đều phải tương tác với nhau, ví dụ như để tạo ra bất kỳ sản phẩm/ dịch vụ nào thì cũng phải có nhân viên sản xuất và phải có nhà cung cấp, để có thể bán được sản phẩm/ dịch vụ đó thì cũng cần phải có nhân viên kinh doanh và khách hàng, ….. mà cái này thì các doanh nhân trẻ (già cũng có) lại thiếu về sự trải nghiệm, về năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục, tạo động lực và thúc đẩy …. tựu chung lại là kinh nghiệm quản trị kinh doanh.

Tôi: vậy chị có lời khuyên gì cho các doanh nhân trẻ khi hợp tác với các đối tác sáng lập để chuẩn bị cho con đường khởi nghiệp?

Chị: 
_ Không hợp tác với người có tính tư lợi quá nặng, vì họ không nhìn thấy công sức bỏ ra của người khác mà chỉ bận tâm đến được mất của bản thân.
_ Không hợp tác với người mà trong lòng không có sứ mệnh gì, vì họ sẽ lấy việc kiếm tiền làm mục đích sống.
_ Không hợp tác với người không có tình người, vì ở cùng nhau sẽ không vui vẻ.
_ Không hợp tác với người có suy nghĩ tiêu cực, vì họ sẽ làm tiêu hao năng lượng tích cực trong bạn.
_ Không hợp tác với người không có nguyên tắc sống, vì đối với họ giành được lợi ích chính là nguyên tắc sống.
_ Không hợp tác với người vô ơn, vì người vong ơn thì tất sẽ phụ nghĩa.
_ Người bất hiếu với cha mẹ thì tuyệt đối không thể kết giao.
_ Người sống khắt khe cũng không thể kết giao bởi họ khi nói chuyện thường không khiêm tốn, nói mà không nghĩ, sống không quân tử, xử lý sự việc không quan tâm tới cảm nhận của người khác, luôn làm tổn thương người khác, loại người này sao có thể làm bạn được?
_ Người tính toán chi li không thể kết giao. Chuyện gì cũng tính toán chi li, lúc nào cũng lo sợ bản thân sẽ phải chịu thiệt thòi, hành vi mờ ám, thủ đoạn bất chính, giống như phải chiếm được lợi ích rõ ràng mới khiến họ cảm thấy yên vui, loại người này kết giao có gì tốt?
_ Người không biết kính trọng người khác không thể kết giao. Tục ngữ có câu: “Có qua mà không có lại chính là vô lễ”. Chuyện gì cũng có qua có lại, anh kính tôi một thước, tôi kính anh một trượng, phải dùng cả dòng suối để báo đáp ơn nhỏ như giọt nước, đối với tiểu nhân ích kỷ, chỉ biết nhận lấy thì cần gì phải kết giao.
_ Người giỏi a dua tâng bốc không thể kết giao. Người này luôn luôn là nhìn gió đẩy thuyền, gặp lợi quên nghĩa, vô cùng ích kỷ, không biết nhân nghĩa, là loại người nguy hiểm nhất trong cuộc sống. Nhẹ dạ cả tin, kết giao với loại người này thì không biết sẽ là phúc hay họa?
_ Còn về những người quyền quý mà không có nguyên tắc thì chớ có kết giao. Làm người cần có tôn nghiêm và nhân cách của bản thân mình, dù là quan lớn hay bình dân, dù là người giàu sang hay kẻ nghèo hèn, đều là tấm thân bằng máu thịt cả, không thể chỉ bởi ngưỡng mộ mà mong ngửi được hơi thở của người ta, cũng không thể thấy mình ở trên người khác mà bảo họ phải khom lưng uốn gối trước mình, nếu giữa hai bên đã có sự khác biệt to lớn như vậy thì hà tất phải kết giao.
_ Người không có lòng thương người không thể kết giao. Họ hoặc là tâm địa độc ác, hoặc là ích kỷ vô cùng, làm bạn với người này giống như làm bạn với sói.

Thật là 1 buổi chiều tuyệt vời, và trong lòng cảm thấy vô cùng may mắn và biết ơn khi kết nối với chị. Tất nhiên buổi nói chuyện còn nhiều chủ đề khác khá hấp dẫn như Yếu tố nào được Quỹ đầu tư của chị ưu tiên xem xét đầu tiên khi rót vốn vào các doanh nghiệp, Khi rót vốn đầu tư vào doanh nghiệp thì các doanh nghiệp này sẽ nhận được sự hỗ trợ gì từ Quỹ đầu tư để cùng win – win ....

Và tất nhiên trong câu chuyện trên, tác giả có thêm thắt 1 vài nội dung mà trong quá trình tương tác thực tế với các doanh nghiệp mà tác giả có dịp học hỏi.

Bài chia sẻ từ facebook Lucky Man
0 Nhận xét