Đánh giá đặc điểm người Việt của Phan Bội Châu và học giả Trần Trọng Kim

Lời bình của Cao Trung Hiếu

Dân tộc Việt Nam với 4.000 năm văn hiến, hàng ngàn năm bị đô hộ bởi giặc Tàu, hơn trăm năm chống Pháp, Nhật, Mỹ ..., Việt Nam chưa bao giờ chịu khuất phục với bất kỳ kẻ xâm lược nào, điều đó chứng tỏ dân tộc ta có tinh thần yêu nước nồng nàn và chắc chắn có nhiều tính cách tốt đẹp.

Nhưng có sự thật là suốt 4.000 năm văn hiến ấy, Việt Nam chưa khi nào là cường quốc và trong suốt chiều dài lịch sử đó nếu không là ngoại xâm thì cũng là nội chiến, Việt Nam chưa khi nào được hòa bình hơn 100 năm để phát triển thành nước hùng mạnh. Điều đó xảy ra một phần cũng vì tính cách xấu của con người Việt.

Mỗi thời đại mỗi khác nhau, nhưng ngẫm lại những đánh giá người Việt của Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim vẫn thấy thấm thía. Thấm để từ đó điều chỉnh cách suy nghĩ, phương pháp hành động theo hướng tốt hơn.


"Dân giàu - Nước mạnh
Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -



Đánh giá của Phan Bội Châu

Phan Bội Châu trong Chương thứ năm trong Việt Nam quốc sử khảo mang tên Sự thịnh suy của dân quyền và dân trí của nước ta.

“(…) Vì vậy, giờ đây tôi xin kể những điều tai nghe mắt thấy để quốc dân cùng biết: Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất. Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm, đó là điều rất ngu thứ hai. Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần, đó là điều rất ngu thứ ba. Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung, đó là điều rất ngu thứ tư. Biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước, đó là điều rất ngu thứ năm. Dân được cường thịnh là nhờ có sự nghiệp công ích. Nay những việc đó, người nước ta đều không thể làm được. Hỏi vì sao không làm được, thì nói là vì không có tiền của. Sở dĩ không có tiền của là vì đã tiêu phí vào những việc vô ích xa hoa rồi.


Đánh giá của Trần Trọng Kim

Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược đã viết: "Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Ðại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi qủy quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật."



0 Nhận xét